Ngoài ra, theo tạp chí The Observer, phụ nữ làm việc trong lĩnh vực công nghệ nhận được mức lương thấp hơn nam giới cho công việc giống nhau ở cùng một công ty. Như thống kê bên trên, việc thiếu vắng bóng dáng phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ không thể được giải thích bởi sự kém quan tâm đến Toán và Khoa học. Rõ ràng, ở một số khía cạnh nhất định, các em học sinh nữ chưa thật sự được khuyến khích, tạo động lực trong việc theo đuổi các môn STEM và đôi khi đam mê của các em đã phải dừng lại. Vậy nhà trường, giáo viên có vai trò gì trong việc khơi dậy niềm đam mê khoa học các nữ giới?
Việc đam mê khoa học ở tất cả học sinh đều đến từ một lí do giống nhau: mong muốn học hỏi, khám phá về thế giới xung quanh để thấy chúng thật thú vị! Niềm đam mê ấy đôi khi có được rất tự nhiên từ trong chính bản thân các em. Chìa khóa để người giáo viên khơi gợi niềm đam mê ấy chính là việc không ngừng khuyến khích tình yêu học tập trong tất cả học sinh của chúng ta. Để học sinh bị vấy bẩn và trải nghiệm trong từng giờ học. Hãy để các em có được các kỷ niệm những lúc thành công và sử dụng thất bại như cơ hội học tập.
Các nhà khoa học giỏi nhất chính là những người có sự tò mò cao nhất. Đôi khi, giáo viên chúng ta mang đến lớp các bài học chỉ để đảm bảo chương trình giảng dạy của mình mà thiếu đi sự khuyến khích người học đưa ra các câu hỏi. Phát triển một nền văn hóa trong lớp học của bạn chính là tạo ra một không gian học tập, nơi học sinh cảm thấy thoải mái khi hỏi "Tại sao?" Bạn không cần là người luôn giúp học sinh giải đáp các câu hỏi mà hãy hỗ trợ nhiều hơn và cung cấp cho các em quyền kiểm soát việc học của chính mình.
Thay vì đưa ra câu trả lời cho câu hỏi, hãy đáp lại các em bằng một câu hỏi khác: "Làm thế nào chúng ta có thể lí giải được?". Nếu các em học sinh nữ cũng có cơ hội giống như học sinh nam trong việc khám phá, xây dựng, tự hỏi và sáng tạo, tình yêu khoa học của các em cũng sẽ lớn như các bạn bạn nam. Như chúng ta đã biết, lịch sử đã có nhiều nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới là phụ nữ như Bà Marie Curie, Sally Ride, Rosalind Franklin,…. Điểm chung của các nhà khoa học này chính là khát khao kiến thức và yêu thích học tập. Đó chính là những phẩm chất mà chúng ta cần nuôi dưỡng để phát triển niềm đam mê khoa học cho các học sinh nữ.
Muốn khuyến khích và nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học cho các em, bên cạnh việc chia sẻ những tấm gương các nhà khoa học nữ vĩ đại thì các hoạt động thực tế cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng:
Giáo viên cần gắn khoa học với cuộc sống thường ngày thông qua việc khuyến khích các em thực hiện những thí nghiệm phù hợp với tính cách, sự quan tâm của các em trong cuộc sống như tạo ra dầu gội của riêng mình, nước hoa,…. thay vì chỉ giảng giải các lí thuyết khô khan. Học sinh phải nhìn thấy mối liên hệ giữa kiến thức được học và thế giới bên ngoài bốn bức tường của nhà trường. Khi việc học được xuất phát từ nhu cầu bên trong thì ý nghĩa, giá trị mang lại chắc chắn sẽ cao hơn.
Tổ chức hội chợ khoa học và câu lạc bộ cũng là biện pháp hữu hiệu khơi dậy niềm đam mê khoa học các các nữ sinh. Ở đó, các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động khoa học khác nhau. Một số câu lạc bộ gợi ý như Khoa học trong đời sống, Robot, Minicraft, Tên lửa nước và Kodu Games giúp các em có cơ hội chứng minh khả năng của mình.
Phụ huynh cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc duy trì niềm đam mê khoa học của các em. Nhà trường, giáo viên sẽ khó lòng thực hiện tốt nếu thiếu đi sự đồng hành của gia đình. Câu nói các giáo viên, phụ huynh nên thường xuyên dành cho các em chính là “Con có thể làm được điều đó!” (You can do it). Thường xuyên mời phụ huynh tham gia vào các hoạt động liên quan đến STEM trong vai trò hỗ trợ, diễn giả,.. để gắn kết mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong mục đích chung: Tạo cảm hứng cho các nhà khoa học nữ tương lai, chính là một trong những biện pháp tạo ra sự đồng hành tốt nhất.