"Nhật Bản cần phải hợp tác với liên minh quân sự AUKUS", đây là ý kiến được đưa ra trên cổng thông tin East Asia Forum sau khi trích dẫn báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh.
AUKUS là một liên minh quân sự bao gồm các quốc gia Thái Bình Dương nói tiếng Anh: Vương quốc Anh (sở hữu Quần đảo Pitcairn), Hoa Kỳ và Australia, tổ chức này được tạo vào tháng 9 năm 2021.
Đối với việc "mời" Nhật Bản gia nhập AUKUS, chúng ta không nói về tư cách thành viên đầy đủ, mà còn liên quan tới “hợp tác công nghệ”.
Ngoài Tokyo, tổ chức còn có đề xuất "lôi kéo" thêm cả Seoul bởi đây cũng là một cường quốc khu vực có nền khoa học kỹ thuật rất phát triển.
"Báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện kêu gọi Vương quốc Anh cùng với Australia và Mỹ mời Nhật Bản cùng với Hàn Quốc tham gia thỏa thuận AUKUS nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng cũng như chia sẻ công nghệ".
"Điều này đề cập đến hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, bao gồm cả tác chiến dưới nước, công nghệ lượng tử, trí tuệ nhân tạo, không gian mạng, vũ khí siêu thanh, chiến tranh điện tử và trao đổi thông tin chung", tờ East Asia Forum nói thêm.
Khả năng Nhật Bản và sau đó là Hàn Quốc gia nhập Liên minh AUKUS được đánh giá khá cao. |
Hiện tại, Nhật Bản đã có hiệp ước liên minh quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ, nhưng chỉ áp dụng cho vùng lãnh thổ do chính phủ Tokyo kiểm soát.
Quần đảo Kuril và Dokdo - mặc dù được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền, nhưng lần lượt nằm dưới sự kiểm soát của Nga và Hàn Quốc, được loại khỏi khu vực trách nhiệm.
Năm 1960, khi phiên bản hiện tại của hiệp ước được ban hành, nó cũng không ảnh hưởng đến quần đảo Ryukyu và Nampo, lúc đó thuộc quyền kiểm soát của Hoa Kỳ, nhưng sau đó được trả lại cho Nhật Bản.
Theo giới quan sát, viễn cảnh Nhật Bản và Hàn Quốc gia nhập AUKUS sẽ khiến Trung Quốc, Nga và Triều Tiên cảm thấy lo lắng và sẽ có biện pháp đáp trả tương tự.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản luyện tập đổ bộ đánh chiếm đảo. |