Sự sống trên Trái đất đến từ đâu?

GD&TĐ - Hai câu hỏi lớn mà nhân loại đặt ra cho mình là sự sống trên Trái đất hình thành như thế nào và có tồn tại ở nơi nào khác ngoài Trái đất hay không?

Sự sống có thể lan truyền từ hành tinh này sang hành tinh khác...
Sự sống có thể lan truyền từ hành tinh này sang hành tinh khác...

Câu hỏi không có câu trả lời

Những nghiên cứu cho đến nay gợi ý rằng, một câu trả lời có thể giải quyết được cả hai câu đố. Chúng ta biết rằng, các loại phân tử hữu cơ quan trọng có mặt trên các tiểu hành tinh, sao chổi và tinh vân. Một số loại phân tử dường như đã được cung cấp cho Trái đất trong thời kỳ non trẻ.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, số lượng phân tử hữu cơ đến Trái đất có thể có rất nhiều. Vậy phải chăng tổ tiên của tất cả các sinh vật đã đến Trái đất từ một nơi khác? Vũ trụ sâu thẳm không phải là nơi thân thiện, nhưng một số vi sinh vật có thể sống qua những điều kiện cực đoan.

Thuyết tha sinh (Panspermia)

Thuyết tha sinh (Panspermia) đã trở thành đề tài chính trong Hội thảo Breakthrough Discuss năm 2016 tổ chức tại Mỹ. Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã giới thiệu kết quả và ý tưởng liên quan đến “sự sống di cư trong vũ trụ”.

Hội thảo bắt đầu bằng phát biểu của nhà bác học thiên tài quá cố Stephen Hawking, rằng sự sống có thể lan truyền từ hành tinh này sang hành tinh khác, hoặc từ hệ sao này sang hệ sao khác, qua trung gian là các thiên thạch. Vậy, phải chăng tất cả chúng ta là người sao Hỏa?

Sự sống sao Hỏa

Ngày nay, Hành tinh Đỏ là nơi lạnh giá, khô cằn và không mến khách. Tuy nhiên trước kia trên bề mặt sao Hỏa có các đại dương đầy nước. Các nhà khoa học cho rằng, nếu sự sống hình thành trên sao Hỏa, thì sự sống đó có thể đã di cư vào vũ trụ và sau đó “đổ bộ” lên Trái đất.

Giả thuyết này có vẻ hơi gượng gạo, nhưng có nhiều điều đáng suy ngẫm. Để “lọt vào” vũ trụ, sự sống sao Hỏa cần bị ném ra không gian thông qua va chạm thiên thạch. Thông thường, điều đó có nghĩa là xuất hiện nhiệt độ và áp suất cao, có khả năng tiêu diệt hết các dạng sống trong đất.

Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính rằng, một số thiên thạch Sao Hỏa có nhiệt độ đủ thấp để sự sống có thể tiếp tục tồn tại. Các thiên thạch Sao Hỏa cũng có kích thước thích hợp để đến Trái đất của chúng ta dễ dàng.

Các thiên thạch phải đủ nhỏ để không biến thành plasma trong lúc bay vào khí quyển Trái đất; tuy vậy cũng phải đủ lớn để phần bên trong được bảo vệ trước các bức xạ vũ trụ nguy hiểm.

Trong quá khứ, sao Hỏa từng có sự sống.
Trong quá khứ, sao Hỏa từng có sự sống.

Giả thuyết về các vi thể hành tinh

Giả thuyết không quá “điên rồ”như nhiều người nghĩ.

Có khả năng là các dạng sống trên Trái đất đã thám hiểm vũ trụ sâu thẳm trước khi loài người làm việc đó. Các nhà khoa học cho rằng để tạo ra sự sống, cần phải có vật chất hữu cơ, nước, nhiệt độ và thời gian.

Quan điểm cho rằng sự sống có thể phát tán trong toàn Hệ Mặt trời thông qua các vi thể hành tinh (những vật thể rắn, được cho là tồn tại trong các đĩa tiền hành tinh) là một quan điểm rất thú vị. Trong thời gian hình thành Hệ Mặt trời, các đối tượng nhỏ hơn có thể xoay tròn, cho đến khi va chạm với Trái đất cổ đại và cung cấp những dạng sống đầu tiên.

Đĩa tiền hành tinh chứa các vi thể hành tinh.
Đĩa tiền hành tinh chứa các vi thể hành tinh.

Các đối tượng liên sao

Cùng với phát hiện vật thể liên sao “Oumuamua”, ý tưởng của thuyết tha sinh thay đổi từ sao chổi và các mảnh hành tinh trong lân cận của chúng ta sang thiên hà rộng lớn hơn. Các vật thể liên sao cho thấy có sự trao đổi vật chất giữa các hệ sao.

Mặc dù thuyết tha sinh là ý tưởng hấp dẫn, nhưng nó vẫn mâu thuẫn với vật lý, sinh học và thống kê. Chứng cớ rõ rằng nhất có thể là việc phát hiện sự sống bên ngoài hành tinh của chúng ta.

Vật thể liên sao Oumuamua.
Vật thể liên sao Oumuamua.
Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ