Nơi trên Trái Đất có nước nhưng không tồn tại sự sống

Một nhóm các nhà khoa học người Pháp đã khám phá một nơi trên Trái Đất mà sự sống không thể tồn tại mặc dù khu vực đó có nước.

Khung cảnh màu sắc bắt mắt nhưng thực ra rất độc hại. Phần đất màu xanh bị nhiễm sắt, trong khi phần đất ngả vàng nâu bị oxy hóa nặng. Ảnh: DEEM.
Khung cảnh màu sắc bắt mắt nhưng thực ra rất độc hại. Phần đất màu xanh bị nhiễm sắt, trong khi phần đất ngả vàng nâu bị oxy hóa nặng. Ảnh: DEEM.

Theo Đài Sputnik, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các mẫu vật lấy từ 4 khu vực nằm trong tổ hợp suối địa nhiệt Dallol tại Ethiopia từ năm 2016 đến năm 2018.

Trong kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Sinh thái tự nhiên & tiến hóa, đội ngũ các nhà sinh vật học DEEM thuộc cơ quan nghiên cứu quốc gia Pháp CNRS và Đại học Paris-Sud cho biết họ đã khám phá ra vùng đất này khi tới thám hiểm khu vực suối địa nhiệt Dallol - nơi được mệnh danh là "cổng địa ngục". 

Dallol nằm trong vùng lòng chảo sa mạc Danakil, một khu vực xa xôi hẻo lánh ở phía Bắc Ethiopia, gần biên giới Eritrean. Theo tiếng địa phương Afar, Dallol có nghĩa là hủy diệt. Nhiệt độ trung bình hàng ngày tại Dallol không dưới 46 độ C. 

Chú thích ảnh

Nhiệt độ nước nóng tại hệ thống suối lên tới 108 độ C. Ảnh: DEEM.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Thành phần nước chứa quá nhiều axit, muối và maggie khiến bất kỳ tế bào sống nào cũng bị tiêu diệt. Ảnh: DEEM.

“Chúng tôi đã xác định hai rào cản hóa lý chính ngăn cản sự sống phát triển mặc dù nơi đây có nước. Theo quan điểm khoa học, sự hiện diện của nước trên bề mặt hành tinh là một tiêu chí để đánh giá khả năng về sự sống”, các nhà khoa học tuyên bố.

Từ năm 2016 đến 2018, các nhà khoa học đã triển khai một loạt nghiên cứu kỹ thuật để tìm kiếm dấu vết sự sống trong hệ thống suối địa nhiệt Dallol. Họ kết luận chính sự kết hợp giữa nồng độ cực cao của nước muối và axit trong khu vực khiến không có bất kỳ sinh vật nào sống sót nổi.

Các nhà khoa học lý giải bên cạnh lý do nước tại khu vực Dallol nhiều axit và mặn, khoáng chất maggie cũng có rất nhiều trong thành phần nước. Trong điều kiện đó, bất kỳ tế bào sống nào cũng đều bị phá hủy.

Chú thích ảnh

Nhóm nghiên cứu mất 3 năm khám phá tổ hợp suối Dallol. Ảnh: DEEM.

Chú thích ảnh

Nhóm nghiên cứu bày tỏ hy vọng những phát hiện mới sẽ cung cấp kiến thức, giải quyết tình trạng hạn chế tiêu chí trong việc xác định xem một khu vực được cho là có thể ở được hay không, cũng như đóng vai trò là một lời cảnh báo về cách thức giới khoa học phân tích dấu vết sinh học để tìm bằng chứng về sự sống trong và ngoài Trái Đất.

Theo Baotintuc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.