Khinh khí cầu có thể được tái sử dụng để phục vụ du lịch

GD&TĐ - Khinh khí cầu vận tải, đối với nhiều người, sẽ gợi nên những hình ảnh về thảm họa Hindenburg, khi chiếc khinh khí cầu nổi tiếng LZ 129 Hindenburg (được đặt theo tên Tổng thống lúc bấy giờ của Đức) bị bắt lửa tại cột mốc kéo và cháy rụi khi hạ cánh trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt (Đức) tới trạm bay Lakehurst Naval ở Lakehurst, bang New Jersey (Mỹ) vào ngày 6/5/1937, khiến 35 người đã thiệt mạng trong tổng số 97 người có mặt trên tàu.

Khinh khí cầu có thể được tái sử dụng để phục vụ du lịch

Sự kiện này đã làm tiêu tan niềm tin của công chúng vào những chiếc khinh khí cầu khổng lồ; hành khách trở nên dè dặt và nghiêm khắc hơn. Thảm họa Hindenburg đã đi vào lịch sử như là thời điểm kết thúc kỷ nguyên hưng thịnh của một phương tiện du lịch trên không: Khinh khí cầu.

Tuy nhiên, phương tiện này đang được hồi sinh tại Anh. Ngày 22/3, Hybrid Air Vehicles (HAV), một công ty của Anh, đã tiết lộ sẽ cho hoạt động một khinh khí cầu dài nhất thế giới mang tên Airlander. Với chiều đài 92 mét, nó dài hơn 20 m so với chiếc siêu máy bay Airbus A380. Nó có thể chứa hơn 28.000 m3 khí heli (mặc dù về mặt kỹ thuật chiếc Airlander 10 là một cỗ máy lai, khi 60% động lực dùng để nâng đến từ quả cầu khí Heli và 40% động lực dùng đẩy đến từ động cơ cánh quạt).

Hãng HAV cho biết, chiếc Airlander 10 có thể thực hiện hành trình kéo dài 5 ngày. Nó có thể cất cánh thẳng đứng trên hầu hết các bề mặt, bao gồm cả trên mặt nước và băng.

Một trong những công dụng hữu ích lớn nhất của khinh khí cầu là có thể dùng để vận chuyển hành khách đến những nơi vùng núi hiểm trở hoặc những nơi không có đường băng. Tuy nhiên, theo HAV, tiềm năng lớn nhất của thiết bị bay này là ứng dụng vào lĩnh vực du lịch.

Hãng này phác họa viễn cảnh: Hành khách trên một khí cầu chứa đầy khí heli sẽ cảm nhận sự yên tĩnh hơn so với ngồi trên một chiếc máy bay, hơn nữa lượng khí thải phát ra của nó sẽ thấp hơn rất nhiều. Theo các nhà nghiên cứu, để di chuyển đủ nhanh đáp ứng nhu cầu du lịch thì khí cầu trong tương lai sẽ được trang bị tế bào quang điện, giúp nó có đủ năng lượng bay với vận tốc 200km/h ở độ cao 15km. Trong khi đó, chiếc Airlander hiện nay chỉ mới đạt vận tốc tối đa 150km/h với động cơ diesel 4 lít.

Hãng HAV nói rằng, họ muốn chế tạo 12 chiếc Airlander /năm từ năm 2018, mỗi chiếc có thể chứa 48 hành khách. Mặc dù phải thực hiện thử nghiệm 200 giờ bay trước khi đưa vào sử dụng thương mại, nhưng HAV cho biết, công nghệ mới sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Stephen McGlennan, Chủ tịch HAV cho biết, chi phí để chế tạo một chiếc Airlander là 25 triệu đô la, chỉ bằng 1/3 so với một chiếc máy bay thông thường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).