Chỉ dấu sinh học dự đoán sớm bệnh cúm

GD&TĐ - Một nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Y, Trường ĐH Stanford ở Mỹ đã khám phá một chỉ dấu sinh học (biomarker) di truyền dựa trên máu có thể dự đoán khả năng mắc bệnh của một người, khi người đó tiếp xúc với virus cúm.

Chỉ dấu sinh học dự đoán sớm bệnh cúm

Nếu được xác định qua nghiên cứu sâu hơn, phát hiện này không chỉ xác định những cá nhân cần được tiêm ngừa trong trường hợp có dịch cúm, mà còn giúp cho việc nghiên cứu phát triển vaccine cúm hiệu quả trên diện rộng.

“Có sự thay đổi lớn số người mắc bệnh cúm mỗi năm”, Erika Bongen, tác giả của cuộc nghiên cứu trên nói, “Chúng tôi muốn biết các yếu tố miễn dịch đóng vai trò gì vào nguyên nhân mắc bệnh của con người, qua đó nêu giả thuyết rằng, có một trạng thái miễn dịch bảo vệ khỏi sự lây nhiễm và giảm tính nhạy cảm với virus”.

Cuộc nghiên cứu sử dụng một tiến trình gọi là định hướng lại dữ liệu (data repurposing) để tập hợp dữ liệu từ các nghiên cứu có từ trước. Các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu từ nhiều nghiên cứu về bệnh cúm có liên quan đến đến các tình nguyện viên khỏe mạnh tự lây nhiễm qua một lọ xịt mũi và sau đó được theo dõi phản ứng miễn dịch. Sau khi phân tích sâu rộng, một gene duy nhất dường như nổi bật trong những đối tượng ít có khả năng bị nhiễm bệnh nhất.

Bongen cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng một loại tế bào miễn dịch được gọi là tế bào ‘sát thủ’ tự nhiên luôn ở mức thấp trong những người bị nhiễm bệnh. Những người có tỷ lệ tế bào ‘sát thủ’ cao hơn có hệ thống miễn dịch tốt hơn và chống được bệnh. Khi tìm hiểu, chúng tôi biết được gene đại diện cho các tế bào này là KLRD1”.

Các tế bào ‘sát thủ’ tự nhiên là một loại tế bào bạch huyết được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch bẩm sinh, khi cơ thể bị virus tấn công. KLRD1 là một gene được biểu hiện trên bề mặt của những tế bào sát thủ tự nhiên này. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, nếu KLRD1 được tìm thấy trên hơn 10% các tế bào sát thủ tự nhiên, một người không chống lại bệnh cúm, trong khi nó được nhìn thấy ở mức tập trung dưới 10% thì người đó đã bị nhiễm virus.

Sự tương quan này cho thấy, các tế bào ‘sát thủ’ biểu hiện KLRD1 có thể là một dấu ấn sinh học trong việc dự đoán một người dễ bị nhiễm bệnh cúm. Các nhà nghiên cứu thận trọng khi nói thêm rằng, kết luận vẫn dựa trên một bộ mẫu nhỏ, vì vậy việc nghiên cứu rộng hơn là cần thiết để khẳng định phát hiện trên.

Để sử dụng nghiên cứu này như một dấu ấn sinh học giúp thực hiện các chiến lược tiêm chủng trong tương lai, cần hiểu rõ cơ chế trên hoạt động như thế nào để hướng đến việc sản xuất các vaccine hiệu quả hơn.

Purvesh Khatri, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết: “Việc tìm hiểu vai trò bảo vệ của tế bào ‘sát thủ’ tự nhiên rất quan trọng giúp chúng ta có thể thiết kế vaccine cúm tốt hơn. Bởi vì các tế bào "sát thủ" này đang bảo vệ các chủng virus khác nhau, cho nên đi sâu vào hiện tượng sẽ tìm ra hướng đi đến loại vaccine hiệu quả”.

Theo Newatlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.