Biến đổi khí hậu có khiến loài người tuyệt chủng?

GD&TĐ - Các nhà khoa học cảnh báo, biến đổi khí hậu sẽ mang lại “nỗi thống khổ khôn nguôi” cho nhân loại. Tuy nhiên, nếu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, liệu biến đổi khí hậu có thể khiến loài người tuyệt chủng?

Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người.
Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người.

Mối đe dọa lớn

Các nhà khoa học đã đưa ra hàng loạt kịch bản trong trường hợp biến đổi khí hậu không được kiểm soát. Song, nếu chỉ xem xét các tác động trực tiếp, giới khoa học nhận định, biến đổi khí hậu không có khả năng khiến con người tuyệt chủng.

“Không có bằng chứng về kịch bản rằng, biến đổi khí hậu có thể khiến loài người tuyệt chủng”, Michael Mann - Giáo sư về khoa học khí quyển tại Penn State và là tác giả của nghiên cứu mới, cho biết.

Tuy nhiên, có thể biến đổi khí hậu sẽ vẫn đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người. Bởi, tình trạng này có thể dẫn đến khan hiếm thực phẩm và nước, khiến xã hội sụp đổ, tạo tiền đề cho xung đột toàn cầu.

Con người đang làm gia tăng lượng khí nhà kính, như carbon dioxide và metan trong khí quyển, thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch cùng các hoạt động khác. Từ đó, nhiệt độ toàn cầu tăng và khiến khí hậu thay đổi nhanh hơn nhiều so với bình thường.

Theo Luke Kemp - cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro Sinh tồn tại Đại học Cambridge (Anh), hiệu ứng nhà kính có lẽ là cách duy nhất khiến tác động của biến đổi khí hậu trực tiếp gây ra sự tuyệt chủng của loài người.

Hiệu ứng này xảy ra khi một hành tinh bị cuốn vào một vòng lặp không thể ngăn cản của sự ấm lên. Đồng thời, hấp thụ nhiều nhiệt hơn lượng nhiệt mất đi, cho đến khi các đại dương của hành tinh bốc hơi. Khi đó, hành tinh sẽ không thể duy trì sự sống.

May mắn thay, hiệu ứng nhà kính chạy trốn không phải là một kịch bản biến đổi khí hậu hợp lý trên Trái đất.

Theo ông Brian Kahn - nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, để hiệu ứng xảy ra, một hành tinh cần mức carbon dioxide vài nghìn phần triệu (Trái đất có hơn 400 phần triệu một chút) hoặc một lượng khí metan giải phóng khổng lồ.

Hiện, không có bằng chứng cho thấy điều đó ở Trái đất. Theo Giáo sư Mann, nhiệt độ toàn cầu tăng 5,4 độ F (3 độ C) trở lên có thể dẫn đến sự sụp đổ của cơ sở hạ tầng xã hội và tình trạng bất ổn, xung đột lớn. 

Sự sụp đổ trong quá khứ

Ông Kemp cho biết, các vụ tuyệt chủng và thảm họa hầu như luôn liên quan đến nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu con người tuyệt chủng, biến đổi khí hậu có thể sẽ là thủ phạm chính.

Theo chuyên gia này, tất cả sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong lịch sử Trái đất đều liên quan đến thay đổi khí hậu. Hiện tượng này cũng góp phần vào sự sụp đổ của các nền văn minh nhân loại trong quá khứ.

Ví dụ, một đợt hạn hán kéo dài 300 năm đã góp phần vào sự sụp đổ của Hy Lạp cổ đại khoảng 3.200 năm trước. Song, con người đã sống sót qua những đợt biến động khí hậu trong quá khứ và sinh sống trên khắp thế giới, bất chấp sự trỗi dậy và sụp đổ của nhiều nền văn minh.

Con người đã chứng tỏ khả năng thích nghi cao và có thể chống chọi với nhiều vùng khí hậu khác nhau, dù là nóng, lạnh, khô hay ẩm ướt. Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian, con người có thể sử dụng các nguồn tài nguyên từ nhiều loài động thực vật khác nhau.

Một nghiên cứu được công bố vào ngày 21/7 trên tạp chí Sustainability đã xác định các quốc gia có nhiều khả năng sống sót và duy trì lối sống sau sự sụp đổ xã hội toàn cầu. 5 quốc đảo, bao gồm cả New Zealand và Ireland, đã được chọn vì họ có thể sinh sống thông qua nông nghiệp, nhờ nhiệt độ tương đối mát mẻ, ít biến đổi thời tiết. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng giúp những quốc đảo này chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu.

New Zealand được kỳ vọng sẽ có được những điều tốt nhất với các điều kiện thuận lợi khác, bao gồm dân số thấp, nhiều đất nông nghiệp chất lượng tốt và năng lượng trong nước. Vì vậy, ngay cả khi biến đổi khí hậu gây ra sự sụp đổ nền văn minh toàn cầu, con người vẫn có thể tiếp tục, ít nhất là ở một số khu vực.

Nguyên nhân gián tiếp

Kịch bản cuối cùng cần xem xét là xung đột do khí hậu. Nhà khoa học Kemp giải thích, trong tương lai, tình trạng khan hiếm tài nguyên giảm. Bởi, biến đổi khí hậu có khả năng tạo điều kiện cho các cuộc chiến tranh đe dọa loài người.

“Có những lý do để lo ngại rằng, khi nguồn nước cạn kiệt và khan hiếm, điều kiện sống chung ngày nay trở nên tồi tệ hơn rất nhiều, đột nhiên, mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân tiềm tàng trở nên cao hơn”, ông Kemp nhận định.

Nói cách khác, tác động của biến đổi khí hậu có thể không trực tiếp khiến loài người tuyệt chủng. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể dẫn đến những sự kiện gây nguy hiểm nghiêm trọng cho hàng trăm triệu, nếu không muốn nói là hàng tỷ người.

Nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Science Advances cho thấy, một cuộc xung đột hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan, với một phần nhỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới, có thể giết chết 50 triệu đến 125 triệu người ở hai quốc gia này.

Chiến tranh hạt nhân cũng sẽ làm thay đổi khí hậu, đe dọa sản xuất lương thực trên toàn thế giới và gây ra nạn đói hàng loạt.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, không quá muộn để tránh các tình huống xấu nhất, bằng cách cắt giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

“Nếu không giảm đáng kể lượng khí thải carbon trong thập kỷ tới, chúng ta có thể sẽ làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết cực đoan vốn đã nguy hiểm. Nếu  hành động ngay bây giờ, chúng ta có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất”, ông Mann cho biết.

Theo Space

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.
Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.