Khoa học Địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

GD&TĐ - Ngày 13/7, tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế (TP Huế) diễn ra khai mạc Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XIV.

Các đại biểu tham dự Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XIV tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
Các đại biểu tham dự Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XIV tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

Diễn ra từ 12-14/7, Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XIV chủ đề “Khoa học Địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” do Hội Địa lý Việt Nam (Liên Hiệp các Hội KHKTT Việt Nam) phối hợp với Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Hội Địa lý Thừa Thiên Huế tổ chức.

z5628825689143_7b6811fdd7e2e474c572c056d31a6a47.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị.

GS.TS Nguyễn Cao Huần, Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam cho biết, trong quá trình xây dựng và phát triển từ 1988 đến nay, Hội có những đóng góp to lớn và thiết thực. Các nhà khoa học Hội Địa lý Việt Nam đã thực hiện thành công và hiệu quả hàng trăm đề tài nghiên cứu các cấp Nhà nước, bộ/ngành, địa phương thuộc nhiều lĩnh vực như: điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu; đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên - môi trường, xây dựng các tập Atlas và các bản đồ quy hoạch không gian; ứng dụng công nghệ AI, công nghệ viễn thám và GIS trong công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường trên lục địa và biển đảo.

Về công tác đào tạo và giáo dục, hai Đại học Quốc gia, các Đại học vùng, các trường đại học, học viện, cơ sở đào tạo trong Viện nghiên cứu đã xây dựng và thực hiện thành công nhiều ngành học mới bậc đại học và sau đại học mang tính liên ngành, đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. Các khoa Địa lý thuộc các trường đại học sư phạm cùng với nhiều hội viên từ các trường phổ thông trong cả nước đã tích tham gia đổi mới trong giáo dục địa lý cả về nội dung và phương pháp dạy theo chiều hướng tiến bộ.

z5628825666983_30ba72cca3ac4c70527cc3d82874ed3e.jpg
GS.TS Nguyễn Cao Huần, Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam phát biểu.

Hàng năm, hàng nghìn cử nhân, hàng trăm thạc sĩ, hàng chục tiến sĩ địa lý đã được đào tạo, đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Các công trình trong kỷ yếu Hội nghị theo đánh giá phản biện, có chất lượng tốt, đa dạng về chủ đề và nội dung, được chia thành 5 lĩnh vực: Điều kiện tự nhiên và Tai biến thiên nhiên, Địa lý KTXH và NV phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu; Khoa học địa lý với sự phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ; Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong Địa lý; Giáo dục và Đào tạo Địa lý.

z5628825692877_a8181e8410eceab6d04da242ef894bf4.jpg
TS Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế phát biểu chúc mừng.

Hội nghị có 4 báo cáo đại diện tại phiên toàn thể và 35 báo cáo tại 5 tiểu ban chuyên đề, trong đó có Tiểu ban về Khoa học địa lý với sự phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

“Qua hội nghị, chúng ta sẽ đánh giá được đầy đủ những thành tựu nghiên cứu, đào tạo của ngành địa lý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác tổ chức nghiên cứu, đào tạo... góp phần đưa những kết quả nghiên cứu địa lý vào thực tiễn phát triển của đất nước một cách thiết thực hơn và hiệu quả hơn” - GS.TS Nguyễn Cao Huần nhấn mạnh.

z5628825724920_364f624543af0ee7ffd2c30fcdc743d4.jpg
Các đại biểu làm việc tích cực trong những ngày diễn ra Hội nghị “Khoa học Địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”. (Ảnh: H.L)

Địa lý học là hệ thống khoa học mang tính tổng hợp, liên ngành cao với các lĩnh vực cốt lõi gồm Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế - xã hội (Địa lý nhân văn), Địa lý Môi trường và Công nghệ địa lý (Bản đồ - Viễn thám và GIS). Hội Địa lý Việt Nam gồm 15 Hội địa lý thành phần hàng ngàn Hội viên từ các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các Trường phổ thông, các cơ sở quản lý liên quan, phân bố rộng khắp cả nước từ miền núi phía Bắc đến đồng bằng sông Cửu Long.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ