Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu

GD&TĐ - Đó là phát biểu của PGS.TS Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - tại “Hội nghị hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội” do ĐH Huế tổ chức.

Ứng dụng mô hình máy bay của Ths. Nguyễn Quang Huy đến từ trường ĐHKH Huế
Ứng dụng mô hình máy bay của Ths. Nguyễn Quang Huy đến từ trường ĐHKH Huế

Dự  hội nghị còn có ông Ngô Hòa - Phó hủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc ĐH Huế cùng các nhà khoa học, giảng viên đến từ 9 trường thành viên trực thuộc ĐH Huế, ĐH Quốc gia Hà Nội, các viện nghiên cứu ở Việt Nam.

Khoa học công nghệ trong nhà trường phải gắn liền nhu cầu xã hội

Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu ảnh 1 PGS.TS Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT tại Hội nghị 

Trong số 10 tham luận được trình bày tại hội nghị trên tổng số 26 Tham luận được in ở ký yếu hội nghị có những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm mang tính thực tế cao, đề cập  trực tiếp đến tình trạng hoạt động khoa học công nghệ hiện nay đồng thời đưa ra những hướng phát triển trong thời gian tới.  

Tiêu biểu như báo cáo: Một số hướng phát triển cho Công nghệ thông tin Việt Nam trong thời gia tới (TS Nguyễn Ái Việt, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội); Dân tộc học Việt Nam: Các hướng nghiên cứu và giảng dạy (TS Trần Hồng Hạnh, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam…

Hay những tham luận có ý nghĩa thực tiễn phục vụ người dân như Triển khai các kỹ thuật can thiệp tim mạch mới tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (GS.TS Huỳnh Văn Minh - Phó Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế); Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa nhằm giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu (PGS.TS. Trần Đặng Hòa, Trưởng khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế)…

Những năm qua, ĐH Huế đã chú trọng công tác nghiên cứu khao học, chuyển giao công nghệ. Với thế mạnh của Đại học vùng, ĐH Huế đã tập trung nguồn nhân lực KH&CN, các nhà khoa học, các lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mang tính đặc thù, đặc trưng khu vực,  trong đó hoạt động khoa học công nghệ tập trung vào các nhiệm vụ chính: Triển khai các chương trình đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp cơ sở. 

Theo thống kê từ năm 1994 đến nay ĐH Huế đã chủ trì và thực hiện 356 đề tài cấp Nhà nước, 1104 đề tài cấp Bộ 123 đề tài cấp tỉnh và 6380 đề tài cấp cơ sở. 

Tổng kinh phí đầu tư cho các hoạt động KH&CN từ năm 1994 đến năm 2014 từ nguồn ngân sách khoảng 195 tỷ đồng. Riêng trong giai đoạn từ năm 2008 - 2014,  ĐH Huế có 14 đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước với tổng kinh phí 36 tỷ 340 triệu đồng, trong đó có 6 đề tài độc lập 3 dự án sản xuất thử nghiệm và 5 nhiệm vụ hợp tác với nước ngoài.

Tại miền Trung các đề tài nghiên cứu khoa học do cán bộ, giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh thuộc ĐH Huế quản lý đã tạo ra những sản phẩm có khả năng thương mại và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần phục vụ nhu cầu  phát triển kinh tế xã hội tại  địa phương. 

Nhiều giống cây trồng như lúa, lạc ngô, khoai sắn có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất. Các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh dịch cho cây con có hiệu quả, bên cạnh đó đã sáng chế một số máy ứng dụng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe hay tạo ra một số vật liệu mới như gạch men thông minh, thiết bị phát siêu âm và vật liệu TiO2 nano, chế tạo bạc nano bằng phương pháp sinh học.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Trần Quang Quý cho biết: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 

Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống, đảm bảo kết hợp giữa viện nghiện cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu, triển khai với sản xuất kinh doanh”.

Trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế địa phương

Đông đảo các nhà khoa học tham dự Hội nghị
Đông đảo các nhà khoa học tham dự Hội nghị

Riêng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế sự cống hiến của các nhà khoa học đối với tiến trình phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế là rất lớn. Ông Ngô Hòa đánh giá cao đề tài của các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu trong tiến trình phát triển của đô thị Huế.  

Hoàn toàn phù hợp với những định hướng của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đó là xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đan lĩnh vực chất lượng cao. 

Trong đó ĐH Huế có vai trò quyết định đến vị thế khoa học và công nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế. ĐH Huế với các đơn vị thành viên là lực lượng quan trọng trong lĩnh KHCN, đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết nhiều vấn đề mang tính thực tiễn.

Cũng theo ông Ngô Hòa, thời gian tới ĐH Huế tiếp tục có sự hợp tác chặt chẽ với tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo mối quan hệ tương hỗ khăng khít giữa nhà nghiên cứu, nhà khoa học và doanh nghiệp, giũa các lực lượng khoa học công nghệ trên địa bàn thuộc các lĩnh vực khác nhau để khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Đại học Huế với 9 trường thành viên  và nhiều viện nghiên cứu trực thuộc, do đó giữ vai trò quan trọng  trong việc triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ  phục vụ nhu cầu thực tiễn của địa phương.                                                                                                                                                                                                    Với lực luợng rất đông đảo, Trường có rất nhiều  đề tài nghiên cứu với số lượng trên hàng nghìn đề tài cấp cơ sở, cấp bộ được chọn từ nhu cầu bức thiết, từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.                                                                                                                                                                                     Đây là một nguồn lực dồi dào, mạnh mẽ tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo tỉnh về  những chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đô thị Huế trong tương lai.                                                                                                                                                                      PGS.TS Trần Ngọc Nam - Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ