Khizanat Al-Hikma: Kho bách khoa toàn thư

GD&TĐ - Vào thế kỷ thứ 8 - 9, đế chế Ả Rập đã vươn lên trở thành một vương quốc hùng mạnh.

Khizanat Al-Hikma: Kho bách khoa toàn thư

Để tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm mới trên toàn thế giới, các vị vua Ả Rập đã cho học giả đi khắp muôn nơi tìm về và dịch lại tất thảy các loại sách vở, tư liệu quý…

Đặc biệt quốc vương Caliph Haround Al-Rasheed đã cử người tới Damascus-Syria, kinh đô cổ nhất thế giới, mang về hàng nghìn thủ bản, rồi dựng lên một tòa đại điện, chứa một thư viện, đặt tên là Khizanat Al-Hikma (kho sách trí tuệ, hay kho bách khoa toàn thư).

Khizanat Al-Hikma: Kho bách khoa toàn thư ảnh 1

Đến thời con ông - quốc vương Caliph Al-Mamun, thư viện này đã được mở rộng và hóa thành một đại học đường, trung tâm nghiên cứu về mọi lĩnh vực trên cả nước, gồm toán học, hóa học, y học, thiên văn học, địa lý, động thực vật học, bản đồ, văn nghệ…

Kho sách cũng được đổi tên thành Bayt Al-Hikma với ý nghĩa còn to lớn hơn, quy tụ vô số những bộ óc vĩ đại của nền văn minh Hồi giáo, được vua triệu kiến nhằm dịch thuật các loại ngôn ngữ.

Trong suốt 500 năm, kinh thành Baghdad của Iraq ngày thêm đông đúc, thu hút hàng vạn người kéo tới để được đọc sách, học hỏi cách lao động sản xuất và sinh hoạt trên thế giới. Sách ở đây nhiều tới hàng triệu cuốn, chất xếp ngổn ngang trên các giá dài và cao chót vót trong một tòa nhà đồ sộ theo phong cách Islam tráng lệ.

Ở đó, mọi người được đọc sách từ tiếng Ả Rập, đa số đã chuyển thể từ tiếng Farsi, Aramaic, Hebrew, Syriac, Sanskrit, Hy Lạp, La tinh, Trung văn… đồng thời cũng có sách Ba Tư được viết bằng ngoại ngữ, nhờ đó thế giới mới biết tới câu chuyện cổ Nghìn lẻ một đêm của nàng Scheherazade, có tên theo tiếng Ả Rập là Alf Laylah wa-Laylah.

Khizanat Al-Hikma: Kho bách khoa toàn thư ảnh 2

Cũng có nhiều tác phẩm phương Tây lần đầu tiên được giới thiệu ở đây. Và để có chúng, hoàng gia đã bỏ ra một số tiền không nhỏ, thuê người dịch thuật, với mỗi cân sách ứng với mỗi cân vàng, thành thử sách tại thư viện quý như vàng.

Thật đáng tiếc, tới năm 1258, kho bách khoa toàn thư có thể nói là lớn nhất thế giới này đã bị phá hủy khi quân Nguyên Mông tấn công Baghdad, khiến tòa tháp sụp đổ, cháy rụi.

Khizanat Al-Hikma: Kho bách khoa toàn thư ảnh 3

Trước khi quân giặc kéo tới, học giả Nasir al Din al-Tusi đã kịp thời đưa được khoảng 40 vạn cuốn sách, thủ bản ra ngoài và chuyển tới thành Maragheh. Song còn vô số sách vở khác đã bị đốt cháy, đổ xuống sông. Số lượng thư tập nhiều đến nỗi mực của chúng nhuộm đen cả sông Tigris mấy tháng liền.

Khizanat Al-Hikma: Kho bách khoa toàn thư ảnh 4

Song người dân Baghdad và nước ngoài đã được đọc sách tại thư viện này trong hàng trăm năm, hình thành nên văn hóa đọc, tích tụ khối kiến thức uyên thâm ngay từ thời Trung Cổ. Và cái tên nhà sách hay thư viện Khizanat Al-Hikma đã vang danh thế giới cho tới tận hôm nay.

Khizanat Al-Hikma: Kho bách khoa toàn thư ảnh 5

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, đây chính là tiền thân của thư viện quốc gia và thư viện hiện đại. Từ Khizanat Al-Hikma, nhiều nơi cũng có cảm hứng để xây lên nhiều công trình tương tự như tại Cairo - Ai Cập là thư viện Dar al-Hikma vào năm 1005 và tồn tại đến 165 năm.

Theo Friday Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.