Khi Triều Tiên “đua” phát triển vắcxin Covid-19

Khi Triều Tiên “đua” phát triển vắcxin Covid-19

Ủy ban Khoa học và Công nghệ Triều Tiên tuyên bố một số mẫu vắcxin đã được thử nghiệm lâm sàng và chuẩn bị được thử nghiệm trên người.

Cuộc đua phát triển vắcxin cho căn bệnh đã lây nhiễm gần 14,5 triệu người và giết chết hơn 605.000 người trên toàn cầu là một trong những thách thức khoa học và công nghệ đáng sợ nhất mà thế giới phải đối mặt gần đây. Quá trình nghiên cứu, thử nghiệm chắc chắn sẽ tiêu tốn một khoản tiền lớn, và các quốc gia đang đầu tư mạnh mẽ để giành ưu thế khoa học và chiếm lĩnh niềm tự hào dân tộc.

Tuy nhiên, Triều Tiên vốn sở hữu một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe không được đánh giá cao. Trong nhiều thập kỷ, họ đã nhờ đến sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để cung cấp cho người dân vắcxin và tiêm chủng. Mặt khác, Bình Nhưỡng đã không công khai thừa nhận bất kỳ sự lây nhiễm nào trong nước.

Vậy tại sao một quốc gia không có một trường hợp Covid-19 nào, lại đang ở trong tình trạng kinh tế khó khăn như vậy, lại tốn thời gian, tiền bạc và tài nguyên để phát triển vắcxin?

Triều Tiên là một trong những quốc gia đầu tiên coi Covid-19 là mối đe dọa nghiêm trọng và với lý do chính đáng: Hầu hết các chuyên gia nước này đều tin rằng hệ thống y tế của họ sẽ nhanh chóng bị quá tải trong đại dịch. Nhiều cơ sở y tế của Triều Tiên không được sử dụng điện hoặc nước máy; thuốc và các thiết bị khác thường bị thiếu.

Khả năng thực hiện xét nghiệm cũng có thể là một vấn đề. Theo Tiến sĩ Edwin Salvador, đại diện của WHO tại Triều Tiên, tính đến đầu tháng 7, chỉ có 922 người ở quốc gia có khoảng 25 triệu người này được xét nghiệm virus. Theo ông Salvador, kể từ khi đại dịch bắt đầu, 25.551 người đã được cách ly và sau đó được về nhà. Kể từ ngày 3/7, có 255 người, tất cả là công dân Triều Tiên, vẫn đang được cách ly.

Nhiều chuyên gia y tế công cộng độc lập bày tỏ nghi ngờ về tuyên bố của Triều Tiên không có ca nhiễm Covid-19 nào. Virus này có khả năng lây nhiễm rất cao và có thể dễ dàng xâm nhập vào lãnh thổ này mà không bị phát hiện.

Mặc dù vậy, có thể nói Triều Tiên rất thích hợp để ngăn chặn sự lây lan của các ổ dịch, vì họ có thể ban hành các biện pháp khoanh vùng nhanh chóng hơn so với các quốc gia khác. Mặt khác, dòng người đến Triều Tiên khá chậm rãi, thường chỉ là một số ít khách du lịch, nhà ngoại giao và nhân viên cứu trợ, còn công dân của họ không thể ra nước ngoài mà không có sự chấp thuận của chính phủ.

Không ai biết rõ về quá trình sản xuất vắcxin tại đất nước vốn được mệnh danh là "Vương quốc Hermit" - một miền đất bí mật. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng phải thừa nhận họ đứng sau trong cuộc đua vắcxin. Tính đến thứ Tư tuần trước, theo WHO, trên thế giới đã có hơn 140 loại vắcxin được đánh giá tiền lâm sàng và 23 loại đã đạt được các thử nghiệm lâm sàng. Một số công ty dược phẩm khổng lồ theo đuổi sản xuất vắcxin có giá trị còn cao hơn toàn bộ nền kinh tế của Triều Tiên.

Tuy nhiên, nếu quan sát qua lăng kính tuyên truyền thì bức tranh trở nên rõ ràng hơn. Các phương tiện truyền thông Triều Tiên luôn khẳng định rằng đất nước này đã trở thành một cường quốc công nghệ toàn cầu vì sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo Kim Jong Un và hệ tư tưởng "Tự lực" của nhà nước, đồng thời cũng mang hàm ý về niềm tin dân tộc chủ nghĩa vào sự vượt trội của chủng tộc Hàn Quốc. Ngoài ra, việc phát triển vắcxin Covid-19 chắc chắn sẽ là một công cụ tuyên truyền hoàn hảo cho nhà lãnh đạo Kim Jong Un. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.