Khi niềm tin của khách hàng bị dội nước giữa trời đông

GD&TĐ - Sau những "lùm xùm" vừa xảy ra trong mấy ngày vừa qua, khiến Khaisilk đã phải thừa nhận bán lụa Trung Quốc từ những năm 90. Điều này đã khiến nhiều khách hàng tin tưởng thương hiệu Khaisilk  bấy lâu không khỏi "ngã ngửa" vì bị xúc phạm.

Khi niềm tin của khách hàng bị dội nước giữa trời đông

Nhiều khách hàng chọn lựa sản phẩm của Khaisilk làm quà tặng cho đối tác, khách nước ngoài, thậm chí cả những nguyên thủ, lãnh đạo của nhiều quốc gia như cách gửi gắm hồn Việt ra với thế giới bởi tin tưởng vào uy tín thương hiệu và mong muốn mua được những sản phẩm lụa thuần Việt, và “tôn vinh lụa Việt” như câu slogan của thương hiệu nổi tiếng này.

Nhưng sau những lùm xùm vừa qua khiến Khaisilk đã phải thừa nhận bán lụa Trung Quốc từ những năm 90 khiến nhiều khách hàng tin tưởng thương hiệu này không khỏi "ngã ngửa" vì bị xúc phạm. Hóa ra gốc rễ vẫn chỉ là hàng đi mượn đội lốt tinh hoa.

Vụ việc Khaisilk bán lụa Tàu gắn mác Việt bắt nguồn từ một công ty đã đặt mua 60 chiếc khăn tay lụa tơ tằm kích thước 50cm x 50cm với giá 644.000 đồng/chiếc tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai, Hà Nội. Tuy nhiên, vào ngày 17/10, khi nhận hàng, nhân viên công ty này đã phát hiện 1 trong 60 chiếc khăn được giao có cả mác “Made in China” và mác “Khaisilk Made in Vietnam”. Ngoài ra, trên những chiếc khăn còn lại khách hàng cũng phát hiện dấu vết cắt mác Made in China vẫn lưu lại trên khăn.

Đây không phải là trường hợp duy nhất, trong thời gian này cũng có những khách mua khăn tại Khaisilk (113 Hàng Gai) phát hiện sản phẩm đã mua còn vết cắt mác nhỏ màu trắng ở viền khăn.

Sau khi sự vụ kiểu "dùng linh miêu đánh tráo thái tử", đem khăn Trung Quốc bán dưới mác khăn lụa Việt Nam bị vỡ lở thì ắt nhiều cái đầu nảy sinh chung một câu hỏi: sự chênh lệch giữa giá cả khăn lụa Trung Quốc và giá thành mà Khải Silk bán ra là như thế nào?

Và rồi cộng đồng mạng liên tục "bóc phốt" Khải Silk và lộ ra những thông tin đáng kinh ngạc về sản phẩm thương hiệu này. Họ tìm thấy những chiếc khăn trên các trang web mua bán nổi tiếng của Trung Quốc như Taobao, Alibaba với giá hơn 300.000 đồng có kiểu dáng hoàn toàn tương tự chiếc khăn được ưa thích trên Facebook của Khải Silk có giá trên dưới 2 triệu đồng.

Thậm chí, hàng loạt chiếc khăn có kiểu mẫu tương tự Khaisilk được chất đống hay treo đầy dãy ở phố Đinh Liệt.

Về phía Khaisilk, lúc đầu còn quanh co phân trần giải thích chỉ duy nhất 1 chiếc bị tráo đổi nhãn mác. Lời giải thích này đương nhiên không thuyết phục khách hàng. Chỉ sau hàng loạt những lời tố của khách hàng về việc bán khăn lụa made in China cắt mác và chỉ gắn thêm thương hiệu, ông chủ Hoàng Khải mới chịu thừa nhận việc có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, đồng thời xin lỗi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Cái cúi đầu của ông chủ Khaisilk đã không xoa dịu được người tiêu dùng khi mà không chỉ quyền lợi của họ bị tổn hại mà quan trọng là niềm tin của họ bị tổn thương.

Ông Khải cũng thừa nhận Khaisilk nhập lụa Trung Quốc về bán đã bắt nguồn từ giữa những năm 90, khi thương hiệu này không tìm đủ nguồn hàng trong nước. Vậy mà họ vẫn “hồn nhiên” gắn mác Made in Vietnam trên từng chiếc khăn và bán với giá của một thương hiệu cao cấp “tôn vinh hàng Việt”.

Dù ông Khải nhấn mạnh dù là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lụa bán tại cửa hàng không phải là sản phẩm kém chất lượng nhưng chính việc “đánh lận con đen" rồi thừa nhận bán lụa Trung Quốc của Khaisilk chẳng khác nào một cú tát vào những người tiêu dùng lâu nay đã tin tưởng vào chất lượng và uy tín của thương hiệu này.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan vào cuộc. Trả lời trên báo chí, ông chủ Khaisilk cũng đã khẳng định sẽ thu hồi các sản phẩm đã bán ra thị trường có xuất xứ Trung Quốc nếu như khách hàng mong muốn đổi trả. Doanh nghiệp này sẽ bồi thường cho khách hàng một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là với khoảng 20 năm bán hàng Trung Quốc nhưng không ghi rõ xuất xứ, bao nhiêu chiếc khăn lụa Trung Quốc đã được Khaisilk bán ra và bao nhiêu khách hàng bị nhầm lẫn một cách đáng tiếc. Doanh nghiệp bồi thường một cách nghiêm túc là như thế nào? Quan trọng hơn, câu hỏi về tính pháp lý và quyền lợi của người tiêu dùng trong câu chuyện này ra sao? Đây là những câu hỏi dư luận đặt ra mà các cơ quan chức năng cũng như ông chủ Khaisilk cần sớm àm sáng tỏ. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống Buk-M3 xuất hiện tại chiến trường Ukraine.

Vũ khí chuyên săn lùng ATACMS, Storm Shadows

GD&TĐ - Theo kênh Tvzvezda, phiên bản mô-đun của tổ hợp đánh chặn Buk-M3 ra đời chuyên để săn lùng vũ khí phương Tây, trong đó có tên lửa ATACMS, Storm Shadows.
Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.