Vụ khăn lụa Khải Silk ‘đánh lận con đen’: Tổng cục Thuế vào cuộc

GD&TĐ - Chiều 27/10, tại buổi “Họp báo chuyên đề Kết quả triển khai các dịch vụ điện tử phục vụ NNT” do Tổng cục Thuế tổ chức, đại diện Tổng cục Thuế cho biết cơ quan này đã vào cuộc cùng với cơ quan chức năng của Bộ Công thương để kiểm tra, làm rõ những sai phạm của doanh nghiệp Khaisilk khi bán khăn có xuất xứ Trung Quốc nhưng lại dán nhãn lụa Việt Nam bán cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục Thuế khẳng định sẽ vào cuộc kiểm tra làm rõ vấn đề thuế của doanh nghiệp Khải Silk.
Ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục Thuế khẳng định sẽ vào cuộc kiểm tra làm rõ vấn đề thuế của doanh nghiệp Khải Silk.

Ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết: “Bộ Công thương ngày đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu rà soát tất cả các địa điểm kinh doanh của cơ sở Khải Silk. Phía cơ quan Quản lý thị trường đã vào cuộc kiểm tra, lập biên bản. Đây là sự vào cuộc rất kịp thời, có trách nhiệm của cơ quan chức năng.

Hiện chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan thuế, trước hết là Chi cục thuế Hà Nội có các hoạt động tiếp theo trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình để kiểm tra doanh nghiệp này”.

 Ông Trí cũng khẳng định đây là câu chuyện mà báo chí, dư luận đặc biệt quan tâm, ngành thuế hứa sẽ vào cuộc để làm tròn trách nhiệm của mình trong việc đánh giá chấp hành nghĩa vụ thuế, việc bán hàng, kê khai của Khải Silk như thế nào. Sang tuần chúng tôi sẽ có thông tin để cung cấp cho báo chí.

Trước đó, một doanh nghiệp cho biết đã mua quà tặng là 60 chiếc khăn lụa của Khaisilk tại một cửa hàng ở Hà Nội.

Sau khi nhận hàng, doanh nghiệp này phát hiện một chiếc khăn trong lô hàng này có gắn 2 nhãn mác khác nhau: một nhãn với nội dung "Khaisilk Made in Vietnam" còn một nhãn nữa với nội dung "Made in China".

Kiểm tra 59 chiếc còn lại thì "có dấu hiệu cắt mác cùng dòng chữ "Made in China". Sau khi nhận được phản ảnh của khách hàng, đại diện nơi bán trên của Khaisilk khẳng định chất liệu khăn được làm từ 100% lụa tơ tằm.

Giải thích chuyện mác Made in China, người này cho biết do có sự nhầm lẫn vào kho của một đơn hàng cho khách ở Hong Kong, và việc gắn nhãn "Made in China" là do yêu cầu của khách hàng đó.

Hiện vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng làm rõ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ