Khí cười (nitrous oxide - N2O) là thuốc gây mê thường được dùng để xử lý cơn đau ở một số quốc gia. Loại khí này làm giảm tâm trạng lo lắng và khiến cho bệnh nhân giảm nhận thức về cơn đau.
“Nitrous oxide thu hút sự chú ý của các bà mẹ bởi khả năng làm “dịu” cơn đau đẻ và hiện đang trở nên thịnh hành hơn ở Mỹ”, tiến sĩ Caitlin Sutton, một bác sĩ gây mê sản khoa tại Đại học Y khoa Stanford ở Palo Alto, California cho biết.
“Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng phần lớn bệnh nhân vẫn yêu cầu sử dụng phương pháp gây tê màng cứng sau khi sử dụng “khí cười” để kháng cự với cơn đau đẻ. Vậy nên, khí nitrous oxide có thể có ích, nhưng gây tê màng cứng vẫn là phương pháp "quản lý" cơn chuyển dạ hiệu quả nhất”, bà nói.
Gây tê màng cứng được quản lý thông qua một chiếc ống được đặt dưới lưng, vào bên trong tủy sống. Nó chặn cơn đau ở phần dưới cơ thể để sản phụ có thể tỉnh táo trong quá trình sinh nở. Đây là cách giảm đau đẻ phổ biến nhất ở Hoa Kỳ”, tác giả của nghiên cứu cho hay.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ y tế của gần 4700 phụ nữ thực hiện sinh thường tại một trung tâm khoa sản của Mỹ. Chỉ 148 phụ sản chọ nitrous oxide để "quản lý" cơn đau khi chuyển dạ trên tổng số 4700 người.
Trung bình, mức độ đau trước khi cơ thể nhận nitrous oxide là điểm 8 trên thang điểm 10, và mức điểm đó vẫn giữ nguyên sau khi đã được sử dụng nitrous oxide. Thời gian trung bình một sản phụ sử dụng “khí cười” để giảm đau là 80 phút.
Theo nghiên cứu, 60% phụ nữ sử dụng nitrous oxide hối hận với quyết định của họ và chuyển ngay sang phương pháp gây tê màng cứng.
Nghiên cứu đã được trình bày vào thứ Hai tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội các bác sĩ gây mê Mỹ (ASA) ở Chicago.
Bà Sutton có nghiên cứu thêm về việc xác định sản phụ hợp với phương pháp nào trong quá trình chuyển dạ, nitrous oxide hay gây tê ngoài màng cứng.
“Việc biết sản phụ có khả năng chuyển đổi từ nitrous oxide sang gây tê màng cứng có thể giúp bác sĩ gây mê hiểu rõ về tình trạng và tư vấn cho bệnh nhân phương pháp tốt nhất khi họ đang trong cơn đau đẻ”, bà giải thích trong bản tin ASA.
Nghiên cứu đã được trình bày tại cuộc họp y tế và được bộ xét duyết trước khi đưa lên báo chí.