Khi “cái tôi” của nghệ sĩ đặt nhầm chỗ

Khi “cái tôi” của nghệ sĩ đặt nhầm chỗ

(GD&TĐ) - Bất kỳ ai khi thưởng lãm một tác phẩm nghệ thuật, dù đấy là văn chương, hội họa, âm nhạc hay sân khấu… thường quan tâm đến cái tôi của người nghệ sĩ ẩn dấu bên trong mỗi tác phẩm ấy. Nhưng xem ra điều này chỉ là chuyện của những ngày xưa cũ. Còn bây giờ thời thế đã đổi khác, nên cái tôi của người nghệ sĩ vì thế cũng “đổi màu” cho hợp mốt, cứ thế mà “bung ra” khắp mọi nơi. 

Rất cần “cái tôi” cho nghệ thuật

Hoa hậu Mai Phương Thúy rạng rỡ bên đại gia
Hoa hậu Mai Phương Thúy rạng rỡ bên đại gia

Sinh thời, NSND Tào Mạt đã có lý khi nói rằng các chính trị gia là quan, còn người nghệ sĩ chỉ là anh hề, nên: “Đã làm Hề thì đừng làm Quan, đã làm Quan thì đừng làm Hề”. Những phát ngôn gây shock đại loại như: “Tình tay ba thì đã sao?”, “Chân dài - Đại gia chẳng ảnh hưởng đến ai”, “Diễn mà tiền ít chẳng thà đắp chăn ngủ còn hơn”… âu cũng là một cách bày tỏ để khẳng định cái tôi cá nhân của nghệ sĩ.

Thế nhưng, tiếc thay không ít người, nhất là các nghệ sĩ trẻ còn thiếu kinh nghiệm cuộc sống và chưa hẳn đã có tài năng nghệ thuật như họ tự huyễn hoặc ra, nhưng vì quá nóng vội, muốn nổi tiếng nhanh nên đã bắt chước các chiêu trò “đi tắt đón đầu” kiểu như vậy. 

Còn thể hiện cái tôi theo kiểu tự tiết lộ số đo ba vòng “chuẩn không cần chỉnh”, trước khi “tham chiến” làng showbiz, đại loại là 80, 60 và tất nhiên là phải là trên dưới 90 như một số chân dài mới đây thì quả thật như Đại thi hào Nguyễn Du đã nói: “Nghĩ đà bưng kín miệng bình/ Nào ai có khảo mà mình lại xưng…” (Truyện Kiều).

Tức là những cái cần phải che kín, giấu đi trước đám đông, nhất là đối với phụ nữ Á Đông, thì một số người lại nói ra toàng toạc, cứ như là cái của người khác, cốt để khoe với mọi người rằng mình thuộc diện “Number one”, thế có “chuế” không chứ! 

Cái tôi rất cần cho nghệ thuật. Nhưng dù cần đến đâu cũng có giới hạn, chứ không thể là vô hạn định. Để trở thành một nghệ sĩ lớn, trước hết phải là một công dân gương mẫu và phải có tài năng nghệ thuật, các nghệ sĩ của chúng ta chắc chắn hiểu quá rõ điều ấy.

Nhưng tại sao họ vẫn biểu hiện cái tôi một cách quá đà như vậy? Có ý kiến cho rằng, các nghệ sĩ còn quá trẻ, thường vô tình hay cố ý “nhầm lẫn” giữa cái tôi trong tác phẩm nghệ thuật với cái tôi trong sinh hoạt đời thường của họ, mới nên cơ sự.

Điều này đúng, nhưng xem ra chưa đủ. Bởi lẽ nhiều nghệ sĩ tuổi trên dưới 30 như Hà Hồ, Mai Phương Thúy, Minh Hằng, Thu Minh, Đàm Vĩnh hưng… làm sao lại có thể gọi là trẻ được và làm sao họ không thể phân biệt cái tôi trong nghệ thuật và cái tôi cá nhân đời thường được.

Cho dù có trẻ mấy đi chăng nữa, thì cũng đã ở tuổi công dân theo Hiến pháp quy định, vậy mà họ cứ đem cái tôi cá nhân lù lù lăn ra đường như hòn đá tảng, khiến không ít người yếu bóng vía bị choáng ngã.

Nhưng khi đã bị lạm dụng

Các thế hệ nghệ sĩ đàn anh, đàn chị trước đây họ rất biết tiết chế cái tôi cá nhân trong sinh hoạt đời thường, nhưng họ lại rất giàu cái tôi trong hoạt động nghệ thuật như các NSND Trung Kiên, Trần Hiếu, Quý Dương, Thu Hiền, Lê Dung, Quang Thọ, Doãn Tần…

Còn lớp nghệ sĩ trẻ hôm nay thì dường như hoàn toàn làm ngược lại. Nhiều người đổ tại nền kinh tế thị trường đã làm tha hóa nhân cách cá nhân của họ.

Thế nhưng có không ít người cũng sống trong môi trường của nền kinh tế ấy lại vẫn giữ được cái tôi cá nhân vừa đúng chuẩn mực đạo đức, hợp với truyền thống văn hóa của người Việt, lại vừa tuân thủ pháp luật, mà những tác phẩm nghệ thuật của họ vẫn đầy ắp cá tính sáng tạo, mang dấu ấn cái tôi cá nhân rất rõ nét.

Chẳng hạn như các NSƯT Việt Hoàn, Khánh Hòa, Mai Hoa, các ca sĩ Đăng Dương, Trọng Tấn, Anh Thơ, Lan Anh, Khánh Linh, Tân Nhàn, Ngọc Khuê... rất ít khi thấy họ biểu hiện cái tôi cá nhân trong sinh hoạt đời thường một cách tùy tiện và quá lố, nhưng gương mặt, giọng ca của họ vẫn đầy cá tính, mang đậm cái tôi nghệ sĩ trong hoạt động nghệ thuật. 

Có lẽ một bộ phận giới nghệ sĩ trẻ hôm nay kiếm tiền quá dễ, đã giàu lại muốn giàu thêm, thời gian thừa mứa, nhưng tài năng lại chưa đủ sức hút đối với công chúng. Thế là họ nháo nhác tìm đến với fan của mình bằng những cách rất “khác người”, những mong qua đó có thể tạo nên nghệ hiệu một sớm một chiều. Họ đâu biết bao giờ scandal cũng có hai mặt. 

Minh chứng là sau các vụ “khoe hàng” gần đây như trường hợp các hoa hậu Diễm Hương, Mai Phương Thúy, Thùy Dung và các kiều nữ như: Hà Hồ, Midu, Trà Ngọc Hằng, Ngọc Trinh, Elly Trần, Hà Anh, Minh Hằng… các hoa hậu, ca sĩ, người mẫu, diễn viên này chẳng có thêm những thành công nào trên sàn diễn nghệ thuật, mà chỉ thấy công chúng mỏi tay ném đá.

Hà Hồ sau sự kiện quảng cáo rượu và trưng đủ số đo ba vòng “cực chất” chẳng thấy trở lại ghế nóng “Giọng hát Việt”, cũng chẳng thấy hát hay hơn, thậm chí còn bị hụt hơi vì ăn nhiều đá quá.

Còn Mai Phương Thúy, không biết sau cuộc tạo dáng với áo dài Việt Nam, gần đây lại đến quảng cáo rượu, có nâng thêm tầm hoa hậu lên chút nào hay hình ảnh của cô gái có cái răng khểnh này ngày ngày nhạt nhòa đi trong lòng công chúng.

Còn hoa hậu Thùy Dung, đã lâu lắm rồi, công chúng chẳng thấy cô làm điều gì có ích cho nghệ thuật và cộng đồng, mà chỉ thấy cô nàng Đà thành này lặn một hơi không sủi tăm.

Người ta bảo rằng, người nghệ sĩ nào quá phung phí cái tôi cá nhân trong cuộc sống đời thường, thì tác phẩm nghệ thuật mà họ tạo ra đem đến cho công chúng nhạt như nước ốc ao bèo.

Bởi lẽ lòng đam mê, tài năng nghệ thuật và sức lực của họ đã ném hết vào các chiêu trò, còn đâu mà dành cho nghệ thuật nữa. Ôi! Bao giờ cho đến ngày xưa!    

Hoa Đà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.