Khánh thành Trạm quan trắc khí nhà kính đầu tiên trên ruộng lúa

GD&TĐ - Sáng 9/5, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) đã tổ chức lễ khánh thành Trạm quan trắc khí nhà kính, đồng thời giới thiệu Trung tâm nghiên cứu Khí nhà kính và Biến đổi khí hậu của trường. 

Khánh thành Trạm quan trắc khí nhà kính đầu tiên trên ruộng lúa

Theo đó, Trạm quan trắc khí nhà kính đầu tiên trên ruộng lúa (dựa trên hợp tác giữa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐHQG TPHCM với Viện nghiên cứu biến đổi toàn cầu -CzechGlobe) được đặt tại vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An.

Theo TS Phạm Quỳnh Hương- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Khí nhà kính và Biến đổi khí hậu: Hệ sinh thái ruộng lúa nước là hệ sinh thái chiếm tỉ lệ lớn nhất, và là hình thức sử dụng đất quan trọng nhất tại vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Các hệ sinh thái này góp phần đáng kể vào lượng khí nhà kính phát thải trong khu vực và trên toàn cầu.

Tuy nhiên những thông tin về các nguồn gây phát thải khí nhà kính để kiểm kê cũng như xây dựng chiến lược, giải pháp kiểm soát vẫn chưa đầy đủ. Vì lẽ đó, việc xây dựng và đặt Trạm quan trắc khí nhà kính tại khu vực này cho phép trung tâm có sự quan trắc đủ dài trong các hệ sinh thái có tính đại diện cao như ruộng lúa nước, từ đó cung cấp đầy đủ thông tin giúp hiểu rõ sự cân bằng carbon trong các hệ thống này.

Các đại biểu là lãnh đạo ĐHQG TPHCM, ĐH Khoa học Tự nhiên cùng đại diện Viện nghiên cứu biến đổi toàn cầu -CzechGlobe trước mô hình thu nhỏ của Trạm quan trắc khí nhà kính
 Các đại biểu là lãnh đạo ĐHQG TPHCM, ĐH Khoa học Tự nhiên cùng đại diện Viện nghiên cứu biến đổi toàn cầu -CzechGlobe trước mô hình thu nhỏ của Trạm quan trắc khí nhà kính

Theo đại diện của Trung tâm nghiên cứu Khí nhà kính và Biến đổi khí hậu Trường  ĐH Khoa học Tự nhiên, điểm nổi bật của Trạm quan trắc khí nhà kính là sử dụng công nghệ tiên phong Eddy Covariance với nhiều thiết bị hiện đại khác cho phép tự động thu thập nhiều thông số. Từ dòng năng lượng bức xạ tới và phản xạ từ bề mặt thảm phủ, diễn biến nhiệt và ẩm độ không khí, nhiệt và ẩm độ đất/mực nước dưới đất, phát thải CO2, CH4, và diễn biến mức ngập lũ do hệ thống vận hành liên tục khi ruộng đang canh tác và cả khi ngập nước lũ.

Các dữ liệu thu thập theo thời gian thực gồm: dòng năng lượng bức xạ, phản xạ bề mặt thảm phủ, diễn biến nhiệt và ẩm độ không khí, nhiệt và ẩm độ đất/mực nước dưới đất, diễn biến mức ngập lũ, phát thải CO2, CH4,  Đặc biệt, Sử dụng điện mặt trời để hoạt động Trạm quan trắc khí nhà kính.

GS.TS Trần Linh Thước- Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM (trái) ký kết hợp tác với Sở KH&CN tỉnh Long An
GS.TS Trần Linh Thước- Hiệu trưởng Trường ĐH  Khoa học Tự nhiên TPHCM (trái) ký kết hợp tác với Sở KH&CN tỉnh Long An

Tại lễ khánh thành Trạm quan trắc khí nhà kính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) cũng đã tiến hành ký kết hợp tác với Sở KH&CN tỉnh Long An, Trường ĐH tài nguyên & Môi trường TPHCM. Sự hợp tác ba bên này nhằm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong NCKH, giáo dục và đào tạo có liên quan đến lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.