Chuyên gia góp ý chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV và CB quản lý bậc Mầm non

GD&TĐ - Vừa qua, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương tổ chức buổi tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia góp ý nội dung Dự thảo chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non và dự thảo chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và Chuẩn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

PGS.TS Trần Đình Tuấn – Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương phát biểu khai mạc tọa đàm.
PGS.TS Trần Đình Tuấn – Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương phát biểu khai mạc tọa đàm.

Dự và chủ trì buổi tọa đàm có ông Nguyễn Hải Thập – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục (Bộ GD&ĐT); PGS.TS Trần Đình Tuấn – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương; bà Cù Thị Thủy – Phó trưởng phòng Phát triển đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục (Bộ GD&ĐT); Giảng viên các Trường Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm, Trung cấp sư phạm; Lãnh đạo trường và các phòng/ban Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương; đại diện lãnh đạo Sở, Phòng GDMN GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các Quận/Huyện và hiệu trưởng và giáo viên của một số cơ sở giáo dục mầm non một số tỉnh/TP.

PGS.TS Trần Đình Tuấn – Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương phát biểu khai mạc buổi toạ đàm và mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các đại biểu để chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên cơ sở giáo dục mầm non được hoàn thiện hơn, đóng góp cho sự phát triển đội ngũ nhà giáo của ngành Giáo dục nói chung và đội ngũ nhà giáo mầm non nói riêng.

TS. Nguyễn Hải Thập – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục (Bộ GD&ĐT) và PGS.TS Trần Đình Tuấn – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương chủ trì buổi tọa đàm.

Nhóm chuyên gia xây dựng chương trình bồi dưỡng đã chia sẻ về căn cứ, quá trình xây dựng, tóm tắt những nội dung chính của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non và Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

TS. Nguyễn Hải Thập – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục (Bộ GD&ĐT) chủ trì buổi tọa đàm
 TS. Nguyễn Hải Thập – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Giáo dục (Bộ GD&ĐT) chủ trì buổi tọa đàm

Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục tại địa phương đánh giá cao việc Bộ đã ban hành Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non (Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT) và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT). Các ý kiến đều cho rằng việc chuẩn bị ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non thay thế các chương trình BDTX hiện hành là hợp lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành.

Bên cạnh việc đánh giá cao dự thảo hai chương trình trên, các đại biểu cũng góp ý cụ thể về nội dung chính của mô đun, yêu cầu cần đạt đối với người học của mỗi mô đun, đồng thời bổ sung thêm một số mô đun mà địa phương thấy cần thiết, thêm và bớt thời lượng một số mô đun xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương.

Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng chương trình dự thảo cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu chí và tình hình thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, thời lượng của các mô đun phân bổ còn chưa hợp lý, ví dụ lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ với 5 tiết lý thuyết và 5 tiết thực hành cần xem xét lại để tăng giờ thực hành. Đồng thời, cần có chương trình bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp và xử lý tính huống cho giáo viên; bồi dưỡng kỹ năng sử dụng mạng xã hội và phương pháp truyền thông trong các trường mầm non.

Đại diện Sở GD&ĐT Thái Nguyên nêu ý kiến: công tác Giáo dục mầm non ở nước ta có ý nghĩa như thế nào, ai là người bồi dưỡng và bồi dưỡng như thế nào - cần cụ thể và chi tiết hơn. Đồng thời, ngôn ngữ chương trình bồi dưỡng nên dễ hiểu, dễ gần, giảm tính học thuật.

PGS.TS Bùi Thị Lâm – Trưởng Khoa Giáo dục Mầm non (Đại học Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm: Nên có những bước hành động cụ thể để xem mức độ phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên đang ở đâu? Đồng thời, khi xây dựng chương trình bồi dưỡng cũng cần lưu ý đến sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn để phù hợp với tình hình thực tiễn và xây dựng môi trường học, nội dung và phương pháp bồi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất.

Tiếp thu các ý kiến xây dựng, TS. Nguyễn Hải Thập nhận định: “Tên mô đun trong Chương trình bám sát những tiêu chuẩn, tiêu chí quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, Các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non giống như hình mẫu để giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non soi vào đó để thấy mình yếu và thiếu cái gì để bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm hoàn thiện, nâng cao phẩm chất, năng lực nghề nghiệp. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, trẻ em mầm non là nghề đặc thù cần sự cố gắng của tất cả cán bộ nhân viên, giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non từ hiệu trưởng, giáo viên đến nhân viên bảo vệ, y tế… để hướng tới phương pháp dạy và học “lấy trẻ làm trung tâm”.

Ông Nguyễn Hải Thập cũng khẳng định, chương trình BDTX GVMN và CBQL cơ sở GDMN là căn cứ pháp lý để các cơ sở ĐTBD xây dựng tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và CBQL cơ sở GDMN - và điều quan trọng là các cán bộ, giáo viên phải xây dựng thành hành động cụ thể, trách nhiệm để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Những ý kiến đóng góp sẽ được ban soạn thảo Dự thảo xem xét và chỉnh sửa cho phù hợp trước khi đưa ra thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục màm non chính thức cho cả nước.

Một số hình ảnh buổi tọa đàm:

Buổi tọa đàm thu hút đông đảo các Sở, cán bộ quản lý giáo dục mầm non.
 Buổi tọa đàm thu hút đông đảo các Sở, cán bộ quản lý giáo dục mầm non.
Bà Cù Thị Thủy - Phó trưởng Phòng Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT)
 Bà Cù Thị Thủy - Phó trưởng Phòng Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT)
TS Trịnh Thị Xim - Phó hiệu trưởng, Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
 TS Trịnh Thị Xim - Phó hiệu trưởng, Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội.
 Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội.
PGS.TS Bùi Thị Lâm – Trưởng Khoa Giáo dục Mầm non (Đại học Sư phạm Hà Nội).
  PGS.TS Bùi Thị Lâm – Trưởng Khoa Giáo dục Mầm non (Đại học Sư phạm Hà Nội).
TS Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng trường Mầm non thực hành Hoa Sen (Cao đẳng Sư phạm Trung ương).
TS Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng trường Mầm non thực hành Hoa Sen (Cao đẳng Sư phạm Trung ương). 
TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Trưởng Khoa Giáo dục Mầm non, Trường ĐH Thủ đô
TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Trưởng Khoa Giáo dục Mầm non, Trường ĐH Thủ đô
Đại diện Sở GD&ĐT Thái Nguyên.
 Đại diện Sở GD&ĐT Thái Nguyên.
Đại diện Sở GD&ĐT Bắc Giang.
 Đại diện Sở GD&ĐT Bắc Giang.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.