Khánh thành mô hình "Trường học an toàn" tại Gia Lai

GD&TĐ - Ngày 20/2, Ban an toàn giao thông tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức “Lễ khánh thành mô hình trường học an toàn” và phát động chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng giảm tốc độ khu vực trường học.

Bà Trịnh Thu Hà - Phó chánh văn phòng ủy ban ATGTQG phát biểu tại buổi khánh thành.
Bà Trịnh Thu Hà - Phó chánh văn phòng ủy ban ATGTQG phát biểu tại buổi khánh thành.

Đây là một dự án nằm trong chương trình “Thách thức an toàn đường bộ cho trẻ em”. Việt Nam là một trong 6 nước tham gia chương trình phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ gây thương tích và tử vong đối với trẻ em do tai nạn giao thông, đặc biệt là tốc độ tại khu vực trường học.

Các cơ quan chức năng cắt băng khánh thành mô hình “Trường học an toàn.”

Các cơ quan chức năng cắt băng khánh thành mô hình “Trường học an toàn.”

Đến tham dự buổi lễ có sự góp mặt của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ AIP, Hiệp hội An toàn đường bộ toàn cầu, Ban Giám hiệu hơn 30 trường Tiểu học tại TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) và hơn 1.200 học sinh Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (TP.Pleiku).

Thông qua dự án “Giảm tốc độ - Trường học an toàn” đã lắp đặt vạch sang đường, gờ giảm tốc, đảo trú chân, đèn giao thông, vạch kẻ đường, biển báo giảm tốc độ, biển báo khu vực trường học và vỉa hè mới tại 2 trường tiểu học Phan Đăng Lưu và trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng (TP.Pleiku) từ nguồn tài trợ của Quỹ Botnar và Hiệp hội An toàn giao thông toàn cầu (GRSP).

Qua đó, lần đầu tiên tại Việt Nam, tốc độ giới hạn của các phương tiện đi qua khu vực trường học ở TP Pleiku là 30km.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...