Kinh nghiệm thực hiện Mô hình Trường học an toàn trong phòng chống thiên tai

GD&TĐ - Ngày 25/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Chia sẻ kết quả và bài học kinh nghiệm thực hiện Mô hình Trường học An toàn và định hướng trong thời gian tới” do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) phối hợp cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức. 

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo nhằm chia sẻ các bài học kinh nghiệm và thực hành tốt về việc thực hiện mô hình Trường học an toàn đồng thời thúc đẩy áp dụng mô hình này trong phòng chống thiên tai một cách đầy đủ và toàn diện ở Việt Nam. Từ đó, nâng cao những hiểu biết, chia sẻ kết quả thực hiện Trường học an toàn ở các vùng miền và thực hành tốt bài học và kinh nghiệm đã thực hiện tại các trường học an toàn. Đồng thời xây dựng kế hoạch mở rộng, áp dụng mô hình trường học an toàn trong thời gian tới; Cập nhật định hướng và chủ trương triển khai thực hiện trường học an toàn của Bộ GD&ĐT.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Chí Bính – Cục phó cục Cơ sở Vật chất và Thiết bị trường học – Bộ GD&ĐT cho biết: “Thiên tai là một trong những mối lo lớn nhất của nhân loại. Ở nước ta thiên tai đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan rất bất thường, khó dự báo và rất khó cảnh báo.

Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt và chỉ đạo sát sao trong công tác phòng chống thiên tai; Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo sát sao các trường học trên từng địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống rủi ro thiên tai, đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên và các nhà trường, giảm thiểu hiệt hại về cơ sở vật chất trường học; Nhiều nhà trường đã có những hoạt động thiết thực khi thiên tai xảy ra. Bộ cũng đã đi kiểm tra, đánh giá, ghi nhận, biểu dương.

Tuy nhiên, do biến đổi khí hâu, thiên tai xảy ra khó lường, năm 2017, chúng ta đã gánh những thiệt hại to lớn về người và của cải do 2 cơn bão tháng 5 và tháng 11 gây ra. Từ những bài học này, chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác phòng chống thiên tai để giảm thiểu những thiệt hại”.

Bà Saron Hauser – Giám đốc chất lượng chương trình và truyền thông - Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết: Việt Nam là đất nước hứng chịu hậu quả của biến đổi khí hậu.  

Trong rủi ro thiên tai, đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương nhất. Trẻ em là mối quan tâm đặc biệt không chỉ Tổ chức Cứu trợ trẻ em mà cả tổ chức Plan International và nhiều tổ chức khác. Khi chúng ta thực hiện mô hình Trường học an toàn thì đây là cơ hội quan trọng để có thể đảm bảo sự an toàn của cộng đồng và trẻ em trong những tình huống khẩn cấp.

Hiện nay, Tổ chức Cứu trợ trẻ em cùng với tổ chức Plan International và các tổ chức nằm trong liên minh cùng với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các cơ quan thuộc khối Liên Hợp Quốc thực hiện các Dự án giúp các địa phương, các trường học tăng khả năng phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.