Khám phá xác ướp Ai Cập 3.500 năm bằng kỹ thuật số

GD&TĐ - Các nhà khoa học Ai Cập đã mở xác ướp Pharaoh Amenhotep I có niên đại 3.500 tuổi bằng hình thức kỹ thuật số, khám phá những chi tiết đáng kinh ngạc về cuộc sống và cái chết của vị vua này...

Khám phá xác ướp Ai Cập 3.500 năm bằng kỹ thuật số

Xác ướp của Pharaoh Ai Cập cổ đại Amenhotep I được cuộn một cách vô cùng tinh xảo, được trang trí bằng những vòng hoa và chôn với mặt nạ giống như thật. Điều đó khiến đây trở thành xác ướp hoàng gia Ai Cập duy nhất được tìm thấy trong thế kỷ thứ 19 và 20 nhưng đến nay vẫn chưa được bóc tách để nghiên cứu. Tuy nhiên, bí ẩn bên dưới lớp vải cuộn xác ướp cuối cùng cũng được hé lộ.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) ba chiều, không xâm lấn để có thể quan sát xem vị hoàng đế này trông như thế nào khi còn sống mà không làm ảnh hưởng tới xác ướp.

Họ phát hiện ra rằng, Pharaoh Amenhotep I, người trị vì từ khoảng năm 1525 TCN đến năm 1504 TCN, có nhiều nét giống với cha mình.

Pharaoh Amenhotep I qua đời lúc 35 tuổi và cao 169 cm. Các nhà nghiên cứu cho biết, ông cũng đã được cắt bao quy đầu và có hàm răng tốt. Đồng tác giả nghiên cứu Sahar Saleem, Giáo sư cảm xạ học tại Khoa Y Đại học Cairo cho biết, bên dưới các lớp bọc là 30 tấm bùa hộ mệnh cũng như “một chiếc vòng vàng độc đáo với các hột vàng”.

Zahi Hawass, cựu Bộ trưởng Cổ vật của Ai Cập và là đồng tác giả của nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Frontiers in Medicine, phát biểu: “Chiếc vòng có thể mang “ý nghĩa ma thuật” và mỗi chiếc bùa hộ mệnh đều có một chức năng để hỗ trợ nhà vua ở thế giới bên kia.

Xác ướp của Amenhotep I đang đeo một chiếc vòng vàng quanh eo. Người Ai Cập cổ đại thường đeo đồ trang sức như thế này quanh eo của họ. Một số chiếc như chiếc này có bùa hộ mệnh đính bên cạnh”.

Ai Cập mở rộng ở phía Bắc Sudan trong thời gian mà Amenhotep I trị vì trong triều đại thứ 18. Vị Pharaoh đã khởi xướng một chương trình xây dựng nhằm dựng hoặc mở rộng nhiều ngôi đền. Không một ai biết ông qua đời như thế nào hay được chôn cất ban đầu ở đâu.

Xác ướp của Amenhotep được phát hiện vào năm 1881, cùng với một số xác ướp khác trong một lăng mộ ở bờ Tây của Thebes (Luxor ngày nay). Xác ướp của ông được đặt xuống lăng mộ vào khoảng thời gian nào đó trong triều đại thứ 21 (khoảng năm 1070 TCN đến năm 945 TCN) sau khi từng bị cướp.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những kẻ cướp mộ đã làm tổn hại đến cơ thể của pharaoh. Saleem và Hawass viết: “Hình ảnh CT cho thấy, mức độ thương tổn của xác ướp Amenhotep I. Trong đó, phần cổ bị gãy và đầu bị đứt, thành bụng trước bị hụt mất một phần, khớp tứ chi (bàn tay và bàn chân phải) bị tách rời ở mức trầm trọng”.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng, các quan tư tế đã sửa lại xác ướp bằng cách đặt các chi bị tách rời trở lại vị trí của chúng, sử dụng nhựa thông để giữ các bộ phận của xác ướp dính lại với nhau và quấn lại xác ướp bằng các lớp băng mới.

“Các quan tư tế của triều đại thứ 21 đã tận tình sửa chữa những thương tổn gây ra bởi những kẻ trộm mộ, khôi phục xác ướp của pharaoh Amenhotep đệ nhất về vẻ đẹp rực rỡ ban đầu, đồng thời bảo quản đồ trang sức và bùa hộ mệnh tuyệt đẹp ở đúng vị trí của nó”, theo Giáo sư Saleem.

Nguyên nhân tử vong của pharaoh vẫn chưa được xác định. “Chúng tôi không thể tìm thấy bất kỳ vết thương hoặc biến dạng nào do bệnh tật để lý giải cho cái chết. Các bản quét làm sáng tỏ khuôn mặt của pharaoh khi ông còn sống. Amenhotep I có vẻ giống với cha mình. Ông có cằm hẹp, mũi nhỏ hẹp, tóc xoăn và hàm răng trên nhô ra nhẹ” - Giáo sư Saleem cho biết.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.