Hoàng cung xuất hiện nhiều hãng truyền thông trong nước.

Hoàng Cung không lớn, được xây trên nền cũ của cung điện Edo và hoàn thành năm 1888, rồi bị tàn phá trong thế chiến thứ 2 do máy bay Mỹ dội bom vào ngày 26/5/1945.

Phía trước Hoàng Cung là chiếc cầu đá hai nhịp tên là Nijubashi (Nhị Trọng Kiều) bắc qua một hào sâu.

Ðây là cây cầu bằng đá có hai nhịp người Nhật thường gọi là cầu “Mắt Kiếng” (Meganebashi) vì trông giống như 2 tròng của cặp kính đeo mắt.

Du khách chỉ được đứng bên ngoài quan sát chứ không được vào bên trong tham quan vì là nơi ở và làm việc của Hoàng gia Nhật hiện nay.