Rắn hổ mang bành |
Bằng cách đo hoạt động điện từ các cơ bắp của những con rắn mang bành, các nhà khoa học thấy rằng một nhóm các cơ bắp nhất định được mang bành sử dụng để xòe mang của mình.
Các nhà nghiên cứu nói rằng mang của rắn xòe ra khi những chiếc xương sườn kết hợp lại được sử dụng để tạo ra hình ảnh này.
Kenneth Kardong, giáo sư động vật học của ĐH Washington (Mỹ) là một trong những tác giả của nghiên cứu này. Ông giải thích rằng mang của rắn là một vấn đề hấp dẫn trong cuộc cách mạng sinh học”.
Xương sườn rắn
“Ở rắn mang bành, cả xương sườn và các cơ đều được sử dụng để xòe mang. Chúng tôi muốn xem xét cách thức mà xương sườn và các cơ đã làm thế nào để tạo nên hình dáng đó và cách thức chúng trở về trạng thái thả lỏng” – ông nói.
Phần xương sọ của mang bành thể hiện cách thức mà những chiếc xương sườn kết hợp khi xòe mang |
Các nhà khoa học đã phải tiến hành những cuộc phẫu thuật nghiêm khắc để cấy những điện cực vào cơ cổ rắn khi chúng được gây mê một cách cẩn thận.
Bruce Young từ trường ĐH Massachusetts Lowell, người cũng tham gia cuộc nghiên cứu nói rằng: “Đây là phần nguy hiểm nhất của nghiên cứu. Chúng tôi phải làm hết sức, nhưng nếu con rắn thức dậy thì hỏng hết” – ông giải thích.
Khi các điện cực ở vào đúng vị trí, các nhà khoa học chờ con rắn tỉnh dậy trước khi quay phim và ghi lại cử động của cơ khi nó xòe mang.
Họ thấy rằng chỉ có 8 cơ tham gia xòe mang và chính các cơ đó cũng có ở trong những con rắn không có mang.
Giáo sư Young giải thích rằng rắn hổ mang không chỉ là loài rắn xòe mang. “Một số loài rắn không liên quan cũng đều có hành vi tự vệ giống như vậy. Ông hy vọng rằng sẽ nghiên cứu những loài rắn này xòe mang như thế nào.
Hà Châu (Theo BBC)