Khám phá chiếc túi kỳ diệu của Kangaroo

GD&TĐ - Khác với lớp thú nuôi con hoàn toàn trong bụng mẹ, một số loài thú có túi thường có xu hướng sinh con còn rất non, sau đó chúng buộc phải nuôi con thêm một thời gian trong cái túi nằm ở phía trước bụng, loài chuột túi là một ví dụ điển hình.

Khám phá chiếc túi kỳ diệu của Kangaroo

Sau một tháng thai nghén, Kangaroo con được mẹ sinh ra nhưng hoàn toàn không nhìn thấy gì. Tuy nhiên, theo bản năng, chúng vẫn có thể bò lên và tìm được đường đến cái túi của mẹ. Túi Kangaroo gần như không có lông, làn da ấm áp của chuột túi mẹ giúp con non ấm áp ngay từ khi mới sinh ra, trong khi các núm vú đảm nhận trách nhiệm cung cấp dinh dưỡng cho nó.

Theo nghiên cứu về thế giới động vật, Kangaroo cái là loài động vật đặc biệt có túi, chúng có 4 núm vú và 2 nầm mỡ. Thiên nhiên chế tạo cho loài này một chiếc túi vô cùng kỳ diệu! Chiếc túi giúp những chuột túi con sinh non có thể sống an toàn trong thời gian dài. Chiếc túi tạo nên điểm khác biệt cho loài chuột Kangaroo, nhưng nó lại là ngôi nhà ấm áp và an toàn nhất của chuột Kangaroo con.

Chiếc túi ở chuột Kangaroo mẹ có tác dụng nổi bật lànó giống như cái nôi bảo vệ an toàn cho đàn con. Mỗi lần sinh nở, chuột mẹ lại sinh ra từ 3 đến 4 chuột con. Sau khi sinh, chuột con được đựng trong chiếc túi của chuột mẹ để ăn sữa và chất béo. Tuy nhiên trong mỗi chiếc túi chỉ có thể nuôi được 2 chuột con. Chuột con được sinh ra có kích thước rất nhỏ, chúng chỉ to như hạt lạc lớn.

Giáo sư Elizabeth Deane thuộc Trường đại học Macquarie ở Sydney, Úc đã tiến hành cuộc nghiên cứu tập trung vào loài Kangaroo nhỏ Tammar xoay quanh chủ đề này với hi vọng trả lời câu hỏi bằng cách nào những sinh linh bé nhỏ vừa mới chào đời ấy có thể chống chọi lại bệnh tật trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và có thể bò từ đường sinh sản ngoài của mẹ, cuối cùng chui tọt vào túi.

GS Elizabeth Deane cho biết: “Trong thời điểm không phải là mùa sinh sản, túi của loài thú có túi thường khô ráo và có màu nâu. Nhưng đến mùa sinh sản, những cái túi biến đổi hoàn toàn với sự sạch sẽ không ngờ và có một hợp chất kháng sinh màu trong mờ. Ta biết rằng lúc thú con chào đời, hầu như không có gì hỗ trợ chúng tạo ra được phản ứng miễn dịch.

Do vậy, khả năng đối phó với bệnh tật của chúng cũng rất thấp. Tuy nhiên, chiếc túi của mẹ chúng bấy giờ chính là nhân tố bảo vệ thú non, khi thú mẹ tiết ra một hợp chất kháng sinh bên trong chiếc túi của nó. Qui luật sinh tồn tự nhiên đã giúp thú non biết bò vào trong túi của mẹ chúng để được hợp chất kháng sinh đặc biệt ấy bảo vệ!”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ