Khai thác ngoài không gian mở ra hi vọng về định cư trên Sao Hỏa

Định cư ở Sao Hỏa sẽ không còn là chuyện viễn tưởng, nhờ vào công nghệ khai thác tài nguyên trên thiên thạch bằng quang học!

Khai thác ngoài không gian mở ra hi vọng về định cư trên Sao Hỏa

Di cư ra ngoài Trái Đất – ngôi nhà thân yêu của chúng ta, không bao giờ là chuyện dễ dàng cả. Chúng ta không chỉ đơn giản gói gém đồ đạc, thức uống, sau đó xách vali lên đi… du lịch sao Hỏa. Tại sao? Bởi vì sau khi định cư ở những vùng đất xa lạ, bạn cần có nguồn tài nguyên để khai thác, sau đó phải có nguồn cung cấp lương thực, phải có nguồn năng lượng,… rất rất nhiều thứ cần thiết để duy trì cuộc sống văn minh giống như những gì chúng ta đang sống ở hiện tại (Bạn không hề muốn quay về thời kì... đồ đá trên Sao Hỏa đúng không).

Khai thác ngoài không gian mở ra hi vọng về định cư trên Sao Hỏa - 1

Chúng ta cần tài nguyên để duy trì nền văn minh hiện đại của loài người

Nếu thật sự đến một lúc nào đó, loài người chúng ta cần phải “xa rời tổ ấm”, thì cũng đừng quá lo lắng, bởi vi một công nghệ khai thác mới vừa được cấp phép sẽ mau chóng giải quyết vấn đề thiếu thốn tài nguyền trong tương lai. Đó là công nghệ khai thác bằng quang học - bằng sáng chế mới này sẽ cho phép chúng ta có thể khai thác tài nguyên ngay trên những mảnh thiên thạch – xuất hiện vô vàn, bên ngoài vũ trụ.

Mô hình trên có tên gọi khá thân mật là Tiểu Hành Tinh Cung Cấp Tài Nguyên (Asteroid Provided In-Situ Supplies), nằm trong dự án được phát triển bởi tổ chức NIAC thuộc NASA. Ý tưởng chính về phương thức hoạt động của mô hình này là khai thác tài nguyên trên những mảnh thiên thạch, hoặc tiểu hành tinh xung quanh Trái Đất, những nơi mà chúng ta có thể tiếp cận được. Theo nhà đầu tư của dự án, ông Joel Sercel: “Đây là một trong những phương pháp hoàn toàn có thể tái sử dụng được nhiều lần trong không gian, mang nhiều lợi ích về thương mại lẫn trong thực tế”.

Những thiết bị này sẽ khai thác nước và những vật chất có lợi trên những thiên thạch được chỉ định, sau đó chứa thành phẩm ở trong những túi hơi. Những cỗ máy này cũng có thể đào những hố sâu vào bên trong mảnh thiên thạch bằng các tia quang nhiệt rất nóng (đây là lí do NASA lại gọi dự án này là khai thác bằng quang học) , và quan trọng nhất, sự phá hủy (chúng ta thường có cách gọi khác là… hậu quả để lại) là tối thiểu nhất, “tất cả những thao tác khai thác trên giống như một vụ nổ… bong bóng và luôn nằm trong tầm kiểm soát” – theo Sercel. Những sản phẩm thu được còn có thể đóng băng, sau đó vận chuyển qua những đoạn đường dài trong không gian đến đích đến cần thiết.

Khai thác ngoài không gian mở ra hi vọng về định cư trên Sao Hỏa - 2

“Đây là một trong những phương pháp hoàn toàn có thể tái sử dụng được nhiều lần trong không gian, mang nhiều lợi ích về thương mại lẫn trong thực tế”..., “tất cả những thao tác khai thác trên giống như một vụ nổ… bong bóng và luôn nằm trong tầm kiểm soát”

Dự kiến có khoảng 120 tấn nước và những tài nguyên khác có thể được khai thác bằng phương pháp này. NASA hiện tìm thấy khoảng 10 thiên thạch có “tiềm năng khai thác”, nhưng đó chỉ mới là những dự kiến nằm ở tương lai mà thôi.

Nhưng giống như những bộ phim khoa học viễn tưởng về đề tài không gian mà bạn thường xem, mọi việc xảy ra ở không gian đều không thể đoán trước được, thậm chí, những rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hy vọng tôi và các bạn sẽ sớm có dịp... tham quan Hỏa Tinh nhé.

Theo Khám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.