Đây là hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn, phát triển và tôn vinh trí tuệ, sự tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân, thợ thủ công, làng nghề truyền thống Hà Nội và cả nước.
Nhiều người dân đã đến thăm quan Lễ hội. |
Trong 5 ngày diễn ra lễ hội, du khách quốc tế và trong nước sẽ được tham quan các khu triển lãm không gian nghề truyền thống Thăng Long - Hà Nội; khu trưng bày của 5 làng nghề: gốm Bát Tràng (Gia Lâm), dát vàng Kiêu Kỵ (Gia Lâm), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông), nghề mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức), mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ); khu trưng bày nghề của một số phố nghề tiêu biểu như: Hàng Nón, Hàng Đồng, Hàng Mã...
Gian hàng Thư pháp. |
Lễ hội sẽ tạo dựng các phố nghề: Hàng Nón, Hàng Đồng, Hàng Mã, Lãn Ông, Hàng Quạt. Mỗi dãy phố được tạo dựng có độ dài 50 m với biển tên phố treo trên cột điện, có nhà mô phỏng nhà cổ Hà Nội và các nghệ nhân thao diễn nghề trong đó. Bên cạnh đó, lễ hội cũng tạo dựng không gian Hà Nội 36 phố phường bằng nghệ thuật sắp đặt hoa của các nghệ nhân Hà Nội; không gian văn hóa làng nghề vùng núi Tây Bắc phác họa ruộng bậc thang, nhà sàn, dệt thổ cẩm, làm nhạc cụ, seo giấy, nhuộm vải...
Lễ hội được làm rất cầu kỳ... |
Tham ra Lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và các chương trình phong phú khác như Lễ dâng hương, Lễ tế Tổ nghề, hội chợ, hội thảo, không gian ẩm thực làng Việt và thao diễn tay nghề...
.... Và đẹp mắt, hấp dẫn. |
Lễ hội này cũng là hoạt động mở đầu cho Tuần lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Lễ hội do Bộ VH-TT& DL, Bộ NN-PTNT, UBND TP. Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và các địa phương đại diện các vùng nghề toàn quốc tổ chức từ 16 đến 21/9 tại Công viên Bách Thảo, Hà Nội.
Quang Anh