Khai mạc diễn đàn hợp tác Việt Nam-Pháp 2018 về Đô thị thông minh và bền vững

GD&TĐ -  Việt Nam đang có mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng (trung bình trên 6% trong nhiều năm qua), cùng với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ (3,2% mỗi năm, và 37,5% dân số sống ở thành thị vào năm 2017- theo Bộ xây dựng Việt Nam). 

Khai mạc diễn đàn hợp tác Việt Nam-Pháp 2018 về Đô thị thông minh và bền vững

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nằm trong số 3 khu vực trên thế giới chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Trong bối cảnh đó, đồng thời là một phần của các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp, Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Pháp về “Đô thị thông minh và bền vững” do Cơ quan thương mại và đầu tư Pháp Business France, Đại sứ quán Pháp và Lãnh sự quán Pháp tại Việt Nam tổ chức đã khai mạc sáng 4/7 tại TPHCM.

Diễn đàn sẽ lần đầu tiên quy tụ các chuyên gia, lãnh đạo, các nhà quản lý cấp cao phía Pháp: Bộ phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái (MTES), Cơ quan quốc gia Pháp về môi trường và năng lượng (ADEME), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon (URBALYON), Cơ quan quản lý rác thải sinh hoạt vùng Paris (SYCTOM), Mạng lưới giám sát chất lượng không khí vùng Paris (AIRPARIF), cùng với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu: APAVE, EDF, LEGRAND, SCHNEIDER ELECTRIC, SAINT GOBAIN, SIXENSE, SOPRA STERIA và các doanh nghiệp.

Tại diễn đàn, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Pháp đã chia sẻ kinh nghiệm, các nghiên cứu tình huống và bài học thực tiễn từ Pháp và các nước đang phát triển trong triển khai các kế hoạch đô thị thông minh và bền vững. Trước khi vào phần thảo luận, các tham luận của đại diện Việt Nam sẽ mang đến một tiếp cận so sánh.

Với nhiều nội dung thiết thực, phiên buổi chiều với 2 hội thảo chuyên đề chuyên sâu là (1) quản lý chất lượng không khí và (2) công trình xanh và công nghệ xây dựng thông minh, các đại biểu khách mời Việt Nam và diễn giả Pháp sẽ có thêm nhiều điều kiện thảo luận và trao đổi chi tiết theo chuyên đề.

Diễn đàn cũng dành thời gian cho các cuộc tiếp xúc song phương giữa một số doanh nghiệp Pháp với đại diện của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các dự án tiềm năng.

Được biết, tiếp nối các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Pháp trong hai ngày 5 & 6 tháng 7/2018, phái đoàn Pháp sẽ có buổi gặp và làm việc với các đại diện cấp Bộ và lãnh đạo UBND Hà Nội, cũng như các doanh nghiệp ở khu vực phía Bắc để thảo luận về các dự án hợp tác tiềm năng.

Mới đây, TPHCM đã khởi động Đề án đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2025. Thực tế cho thấy đề án tham vọng này có thể được thực hiện thành công khi có sự đồng thuận của chính quyền, các đơn vị tư nhân, công dân và nhất là các chương trình hợp tác quốc tế.

Từ nhiều thập kỷ qua, Pháp luôn cam kết hỗ trợ Việt Nam thông qua việc triển khai các dự án nâng cao năng lực và trang bị công cụ trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị, tăng trưởng bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống ở các thành phố của Việt Nam. Điển hình là các chương trình của Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị (PADDI). Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cũng đang nghiên cứu và đề xuất các dự án tiềm năng với thành phố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.