Kết quả thi Tiếng Anh vào 10 tại Hà Nội chưa như kỳ vọng

GD&TĐ - Dù được đánh giá là môn học có thế mạnh nhưng trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, gần một nửa HS Hà Nội có kết quả dưới trung bình môn Tiếng Anh. Nhiều thầy cô đánh giá việc dạy học tiếng Anh trong các nhà trường đang có vấn đề và cần phải nhìn nhận lại.

Học sinh dự thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội năm học 2019 - 2020
Học sinh dự thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội năm học 2019 - 2020

Theo phổ điểm của kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 được Sở GD&ĐT Hà Nội công bố, môn Tiếng Anh chỉ có 55,78% thí sinh đạt điểm trên trung bình. Có tới 37.600 thí sinh (44,22%) bị điểm dưới trung bình. Tuy nhiên, đây cũng là môn thi có số thí sinh đạt nhiều điểm 10 nhất trong 4 môn thi với 1.355 thí sinh (1,59%) và chỉ có 1 thí sinh bị điểm 0.

Các GV tiếng Anh Hệ thống Giáo dục Hocmai nhận định: Đây là năm đầu tiên Tiếng Anh là môn thi bắt buộc nên sự đầu tư cho môn học này từ đầu cấp THCS chưa được chỉn chu như các môn Toán và Văn. Có lẽ từ năm sau điểm thi môn Tiếng Anh sẽ được cải thiện vì nhà trường và phụ huynh có thời gian và sự quan tâm lớn hơn vì đây là môn thi bắt buộc.

Và cũng vì là năm đầu tiên thi Tiếng Anh nên đề thi không hề đánh đố thí sinh. Đề thi có đến 80% kiến thức cơ bản, không xuất hiện nhiều các câu hỏi về từ vựng. Minh chứng là đã xuất hiện 1.355 thí sinh đạt điểm 10, hơn nửa số thí sinh đạt điểm trên trung bình. Tuy nhiên, với mức độ đề cơ bản, việc 44,22% số thí sinh có điểm dưới trung bình khiến nhiều người lo ngại về trình độ tiếng Anh của phần lớn thí sinh còn quá yếu, chưa đạt tới mức cơ bản.

Nếu so sánh giữa đề Tiếng Anh của Sở GD&ĐT Hà Nội với đề của Sở GD&ĐT TPHCM, chúng ta thấy một sự khác biệt về nội dung đề thi. Nếu như đề của TPHCM thiên về từ vựng thì đề của Hà Nội lại chủ yếu tập trung vào ngữ pháp. Tuy nhiên, nó sẽ hay hơn nếu chúng ta cân đối được số lượng các câu hỏi về từ vựng và ngữ pháp mà vẫn phân loại được HS.

Tiếng Anh là một môn học đặc thù khi phải kết hợp 3 yếu tố từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng làm bài. Để làm tốt một bài thi Tiếng Anh, thí sinh phải vận dụng tốt 3 yếu tố này. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hầu hết HS ở Việt Nam mới chỉ có được 1 đến 2 yếu tố. Học Tiếng Anh là một quá trình tích lũy, vì thế yếu tố quan trọng hơn cả là phải chăm chỉ và kiên trì.

Theo các GV của Hệ thống Giáo dục Hocmai, hiện nay, HS có xu hướng thích học những gì nhanh chóng, lười tư duy và suy nghĩ. Nhưng để học tốt được Tiếng Anh và hiểu đúng bản chất thì phải học bằng ngôn ngữ Tiếng Anh “thật”, không có một phương pháp hay mẹo nào có thể giúp HS học tốt hơn.

Như vậy, HS ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng cần phải nhìn nhận lại cách học ngoại ngữ của mình. Qua phổ điểm cho thấy, đây là một tín hiệu buồn cho những người học ngoại ngữ trong khi Tiếng Anh là một công cụ có thể giúp gia tăng cơ hội phát triển trong tương lai. Bởi vậy, HS cần phải chủ động và chăm chỉ hơn trong việc học ngoại ngữ của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.