Hội thảo khoa học “Lê Trí Viễn – một đời với nghề, một đời với văn”

GD&TĐ - Kỉ niệm 100 năm ngày sinh GS.NGND Lê Trí Viễn, sáng ngày 9/3, tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM diễn ra Hội thảo khoa học “Lê Trí Viễn – một đời với nghề, một đời với văn” với tham dự của đông đảo các thế hệ học trò của GS Lê Trí Viễn cùng các nhà nghiên cứu văn học trong cả nước.

GS Nguyễn Đình Chú (giữa) và đoàn chủ tọa điều hành hội thảo
GS Nguyễn Đình Chú (giữa) và đoàn chủ tọa điều hành hội thảo

Hội thảo do Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và gia đình GS Lê Trí Viễn đồng tổ chức. Dịp này, Ban tổ chức cũng ra mắt ấn phẩm “Lê Trí Viễn – bản tổng phổ tài hoa” do NXB Trường Đại học Sư phạm TPHCM ấn hành vào tháng 2/2019. Cùng với ấn phẩm, còn có phim tư liệu “Lê Trí Viễn cả đời viết một chữ thương” do Xưởng phim Nguyễn Đình Chiểu TPHCM thực hiện.

PGS.TS Lê Lưu Oanh (con gái GS Lê Trí Viễn, phải) trao tặng bộ sách và học bổng trị giá 400 triệu đồng cho TS Nguyễn Thị Minh Hồng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM
 PGS.TS Lê Lưu Oanh (con gái GS Lê Trí Viễn, phải) trao tặng  bộ sách và học bổng trị giá 400 triệu đồng cho TS Nguyễn Thị Minh Hồng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM

Hội thảo đã nghe một số báo cáo tham luận có giá trị khoa học cao của các tác giả, nhà nghiên cứu: PGS.TS Nguyễn Thành Thi, GS Trần Đình Sử, PGS.TS La Khắc Hòa, PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân, PGS.TS Trần Hoài Anh, nhà giáo Đỗ Văn Trị…

 Hơn 100 bài viết về GS.NGND Lê Trí Viễn

Theo báo cáo đề dẫn  của PGS.TS Nguyễn Thành Thi – nguyên Trưởng khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, ấn phẩm “Lê Trí Viễn – bản tổng phổ tài hoa” quy tụ hơn 100 bài viết của nhiều tác giả.

Các bài viết dù dưới dạng bài báo khoa học hay những hồi ức, kỉ niệm…, đều là tiếng nói thể hiện lòng chân thành ngưỡng mộ và thiết tha yêu quý, vang lên từ đáy lòng của những người hoặc là bạn vong niên, là đồng nghiệp, hoặc là học trò thuộc nhiều thế hệ của GS.NGND Lê Trí Viễn. 

PGS.TS Nguyễn Thành Thi – nguyên Trưởng khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, trình bày báo cáo đề dẫn tại Hội thảo
 PGS.TS Nguyễn Thành Thi – nguyên Trưởng khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, trình bày báo cáo đề dẫn tại Hội thảo

Tuy nhiên, không phải vì viết trong niềm nhớ thương, ngưỡng mộ mà những tiếng nói ấy trở nên chủ quan, thiên ái. Trái lại, từng nhận định, đánh giá trong mỗi bài viết đều thể hiện rõ tinh thần khoa học; từng thông tin, dẫn liệu được sử dụng trong các hồi ức, kỉ niệm đều có độ tin cậy cao. Điều đó giúp cho Hội thảo này được tổ chức không phải như một buổi tọa đàm, gặp mặt nhằm thuần túy biểu lộ tình cảm và thái độ tôn vinh Giáo sư,

Đây là sự kiện mà Ban tổ chức và gia đình hằng dày công chuẩn bị, vốn dĩ được các nhà chuyên môn động viên, hưởng ứng với tinh thần trách nhiệm cao, đã được chuẩn bị kĩ lưỡng, nghiêm túc theo tinh thần Hội thảo khoa học với đầy đủ ý nghĩa của nó.

Một di sản quý báu

GS Trần Đình Sử trình bày tham luận "Mấy nhận xét về đóng góp của GS Lê Trí Viễn cho ngành nghiên cứu văn học sử Việt Nam" tại Hội thảo
 GS Trần Đình Sử trình bày tham luận "Mấy nhận xét về đóng góp của GS Lê Trí Viễn cho ngành nghiên cứu văn học sử Việt Nam" tại Hội thảo

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thành Thi, nội dung, kết quả nghiên cứu từ các bài viết cho thấy việc tìm hiểu mô tả về con người, cuộc đời sự nghiệp của GS.NGND Lê Trí Viễn đã tạo được những thành tựu mới. 

PGS.TS Nguyễn Thành Thi nhận định, cuộc đời và sự nghiệp của GS Lê Trí Viễn là một di sản quý báu, luôn hấp dẫn chúng ta. Hấp dẫn, bởi trong đời sống, ông luôn là người anh, người bạn gương mẫu, khả ái đối với bạn bè đồng nghiệp; là người thầy, người cha, người ông mực thước khả kính đối với các thế hệ học trò. Càng hấp dẫn, bởi bằng cuộc đời và sự nghiệp của mình, ông đã nêu một tấm gương ngời sáng về tinh thần miệt mài học tập, lao động sáng tạo.

Chưa kể đội ngũ đông đảo các chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo giảng dạy Ngữ văn mà ông tham gia đào tạo, riêng trước tác mà ông để lại, đã cho thấy những đóng góp hết sức quan trọng trên nhiều lĩnh vực: 11 công trình nghiên cứu về văn học sử nước nhà, 04 tập Giáo trình cơ sở Hán Nôm, 06 công trình giảng, bình văn chương, 03 công trình sưu tầm nghiên cứu văn học địa phương các tỉnh Nam Bộ, 06 tác phẩm văn học dịch, 02 tập thơ, hàng trăm bài bút kí và nhiều bài viết đăng rải rác trên các báo...

Cả một thành quả lao động rất lớn lao kết tinh trí tuệ, tâm hồn, công sức của ông – một biểu tượng cho “thế hệ vàng” của trí thức Việt Nam, vượt lên trên mọi khó khăn của hoàn cảnh đất nước để lao động và sáng tạo.

Năm 2006, NXB Giáo dục thực hiện Bộ Tổng tập Lê Trí Viễn – một đời dạy văn, viết văn, tập hợp các công trình, trước tác đã công bố của ông, in thành 7 tập với trên dưới 6000 trang in khổ 6x24cm, thì tầm vóc học giả Lê Trí Viễn đã hiện lên nổi bật hơn bao giờ hết. Bao nhiêu người đã giật mình kinh ngạc trước sức nghĩ, sức viết sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ của ông.

“Thầy ngồi viết bóng hạc in lên vách
Nguyễn Du về
Sương lắc rắc giàn hoa
Thầy một đời với văn
Thầy một đời nợ sách
Đa đoan… hành
Hậu duệ kiếp tài hoa…”

(Đề tặng phòng văn GS Lê Trí Viễn – tác giả Bùi Mạnh Nhị)

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ