Cà Mau: Quan tâm, hỗ trợ công tác Giáo dục hòa nhập

GD&TĐ - Đoàn công tác của UBND tỉnh Cà Mau do Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc với Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh.

Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân phát biểu tại buổi làm việc.
Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân phát biểu tại buổi làm việc.

Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Cà Mau, tiền thân là Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh, được thành lập vào tháng 6/2004. Đến ngày 31/10/2019, trường này được tổ chức lại thành Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Trung tâm có 4 phòng chức năng, gồm: Hành chính - Quản trị; Can thiệp sớm và Giáo dục hòa nhập;  Giáo dục chuyên biệt và Phát triển kỹ năng đặc thù và chăm sóc sức khỏe, với 46 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Hiện tại, Trung tâm đang Nuôi - Dạy học sinh chuyên biệt theo mô hình ở nội trú, bán trú, đối với các lớp học phù hợp theo từng dạng khuyết tật. Trong thời gian qua, Trung tâm đã Phối hợp với Phòng GD&ĐT, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh, tìm nguồn học sinh khuyết tật để tư vấn, lựa chọn phương thức can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập phù hợp theo dạng khuyết tật.

Các thầy cô ở đây đã làm tốt công tác tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp - dạy nghề. Tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật được tiếp cận, thụ hưởng thành quả phát triển của địa phương. Đồng thời phát huy khả năng của mình để vươn lên hòa nhập với xã hội. Cùng với đó, Trung tâm cung cấp nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù, phù hợp với từng dạng khuyết tật.

Từ kết quả đó, Trung tâm được UBND tỉnh tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc tiêu biểu”; Giám đốc Sở GD&ĐT tặng giấy khen “Tập thể đạt thành tích xuất sắc qua các phong trào thi đua, giai đoạn 2015 - 2020”; đồng thời, Sở GD&ĐT đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua.

Năm học 2020 - 2021, Trung tâm có 210 học sinh được chia thành 29 lớp, với 3 dạng khuyết tật, gồm: khuyết tật trí tuệ; khuyết tật nghe - nói và khuyết tật nhìn. Các đối tượng theo học là học sinh của 4 cấp, từ Mầm non đến Trung học phổ thông

Do nhu cầu phát triển ngày càng cao nên Trung tâm còn gặp khó khăn do thiếu trang thiết bị dạy học, thiếu giáo viên. Hiện tại, Trung tâm có 52 biên chế, nếu theo Thông tư 16 của Bộ GD&ĐT thì Trung tâm cần có thêm khoảng 20 vị trí việc làm.

Kết thúc buổi làm việc, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân, đánh giá cao sự cố gắng trong chăm sóc và giảng dạy của Trung tâm. Theo đó, do nhu cầu phát triển của xã hội, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Cà Mau cần báo cáo cụ thể những khó khăn trước mắt và lâu dài để tỉnh Cà Mau tìm giải pháp tháo gỡ. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu, phát triển ổn định trong thời gian tới…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.