Kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn, thân thiện

GD&TĐ - Việc huy động, kết nối nguồn lực để xây dựng trường học an toàn, thân thiện là giải pháp, trách nhiệm lớn của ngành giáo dục và toàn xã hội.

Phó vụ trưởng Nguyễn Nho Huy: Kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
Phó vụ trưởng Nguyễn Nho Huy: Kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

Kết nối nguồn lực xã hội

Theo ông Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất: Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch 29 kết nối nguồn lực xã hội, nhằm giúp các địa phương, các cơ sở giáo dục xây dựng, tu bổ trường lớp, cơ sở vật chất theo tiêu chí quy định, bảo đảm điều kiện và môi trường học tập an toàn, thân thiện cho trẻ em mầm non, học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới hải đảo, địa bàn có nhiều khu công nghiệp.

Triển khai áp dụng số hóa để quản lý giáo dục, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục giải quyết khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư trường lớp, thiết bị dạy học, bữa ăn bán trú, hệ thống nước sạch và công trình vệ sinh, học liệu, phần mềm hỗ trợ việc dạy và học; hỗ trợ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trẻ em và học sinh dân tộc thiểu số, trẻ em và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được học hòa nhập.

Để chỉ đạo triển khai hiệu quả Kế hoạch, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định thành lập Ban điều phối kết nối nguồn lực xã hội do lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban, ban hành Quy chế hoạt động của Ban điều phối và phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên là lãnh đạo, chuyên viên các Vụ, Cục tham gia Ban điều phối. Chỉ đạo 30 Sở GD&ĐT tham gia Kế hoạch 29, lựa chọn 30 huyện (mỗi huyện lựa chọn 10 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 5 trường THCS tham gia).

Kết nối nguồn lực đã giúp các cơ sở GDMN xây dựng, tu bổ trường lớp theo tiêu chí quy định.

Kết nối nguồn lực đã giúp các cơ sở GDMN xây dựng, tu bổ trường lớp theo tiêu chí quy định.

Đặc biệt, Bộ GD&ĐT tổ chức ký thoả thuận hợp tác để triển khai chương trình kết nối nguồn lực xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021-2025. Phối hợp với các cơ quan truyền thông. Qua đó vận động hỗ trợ, giúp các địa phương, các cơ sở giáo dục xây dựng, tu bổ trường lớp theo tiêu chí quy định, bảo đảm điều kiện và môi trường học tập an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới hải đảo, địa bàn có nhiều khu công nghiệp.

Kết quả nhiều mặt

Phó Vụ trưởng Nguyễn Nho Huy cho biết, Bộ GD&ĐT đã tổ chức khảo sát triển khai tại 12 địa phương. Kết nối nguồn lực hỗ trợ trực tiếp cho 240 cơ sở giáo dục thuộc 12 huyện ở 12 tỉnh (mỗi huyện 20 trường gồm 10 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 5 trường THCS), nổi bật trong đó là: Tặng học bổng bằng tiền mặt cho học sinh nghèo vượt khó (mỗi huyện 80 suất, mỗi suất 1 triệu đồng), tổng trị giá: 640 triệu đồng; Tặng thưởng bằng tiền mặt cho giáo viên (mỗi huyện 20 suất, mỗi suất 2 triệu đồng), tổng trị giá 320 triệu đồng.

Hỗ trợ xây 1.000 nhà vệ sinh trong thời gian 10 năm, trị giá 60 tỷ đồng (thông qua Chương trình Điều ước cho em). Hỗ trợ xây dựng 10 nhà vệ sinh tại 5 tỉnh: Bạc Liêu, Lào Cai, Quảng Trị, Sóc Trăng và Đắk Nông trị giá 1,6 tỷ đồng. Hỗ trợ lắp đặt hơn 300 máy lọc nước cho 40 trường tiểu học, mầm non còn khó khăn tại 5 tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long trị giá hơn 2,1 tỷ đồng.

Hỗ trợ dụng cụ vệ sinh răng miệng cho toàn bộ học sinh trên 12 huyện đã triển khai Kế hoạch 29 với tổng số tiền khoảng 4,8 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng phòng học tại các tỉnh Bình Phước, Quảng Bình và Cần Thơ với số tiền 2,5 tỷ đồng. Hỗ trợ 80.000 Bình lọc nước cho các trường học trên địa bàn 14 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, Vĩnh Long, Hậu Giang, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk với tổng số tiền khoảng 88 tỷ đồng.

Phó Vụ trưởng Nguyễn Nho Huy cho rằng: Việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 29 là hoạt động nhân văn, có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy triển khai xây dựng trường học an toàn, thân thiện ở các địa phương, cơ sở giáo dục. Qua gần 2 năm triển khai đã đạt hiệu quả tích cực ở cả 3 mục tiêu lớn:

Kết nối nguồn lực xã hội, tạo dựng mô hình, tổng hợp thông tin, kết quả; ghi nhận đóng góp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đồng hành với các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT trong việc hỗ trợ các địa phương và cơ sở giáo dục xây dựng trường học an toàn, thân thiện theo mục đích đặt ra trong Kế hoạch.

Ký kết các thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng Bộ GDĐT triển khai kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện; tại các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, theo giai đoạn và theo từng năm khác nhau. Từ đó, vận động được các nguồn lực để triển khai hỗ trợ tại các địa phương và các cơ sở giáo dục.

Các địa phương đã tích cực triển khai kết nối nguồn lực trong phát triển GDMN.

Các địa phương đã tích cực triển khai kết nối nguồn lực trong phát triển GDMN.

Tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu thực tiễn tại các địa phương để kết nối nguồn lực nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương và hỗ trợ địa phương, các cơ sở giáo dục xây dựng, sửa chữa trường lớp, phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học; hệ thống nước sạch, công trình vệ sinh..., đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục.

Vấn đề đặt ra

Phó Vụ trưởng Nguyễn Nho Huy thẳng thắn nhìn nhận, việc triển khai Kế hoạch 29 trong năm vừa qua đúng thời điểm dịch COVID-19 bùng phát phức tạp nên nhiều hoạt động không thực hiện đúng kế hoạch. Dịch COVID-19 gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp đồng hành nên nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế, chưa đạt thỏa thuận đã ký kết. Công tác tuyên truyền, vận động nguồn lực ở nhiều địa phương còn khó khăn, lúng túng, nhất là tại các cơ sở giáo dục; thiếu các giải pháp cơ bản về phát triển quan hệ đối tác với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong công tác vận động tài trợ.

Ông Nguyễn Nho Huy đề xuất, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện triển khai Kế hoạch 29, tập trung vào một số giải pháp:

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 29 lồng ghép hiệu quả với Chương trình “Điều ước cho em” và Chương trình “Máy tính cho em” (Bộ GDĐT đã thành lập Ban chỉ đạo và Ban điều phối chung cho cả 3 Chương trình và chỉ đạo, điều phối nguồn lực chung, tập trung vào 30 tỉnh tham gia Kế hoạch 29). Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực của Ban Điều phối, nhất là năng lực tham mưu, vận động tài trợ, năng lực quản lý và điều phối các hoạt động.

Rà soát, đánh giá hiệu quả của các thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và thúc đẩy triển khai hoạt động hỗ trợ đã ký kết. Tiếp tục ký kết Thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác vận động tài trợ nhằm kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên và chỉ đạo điểm về xây dựng trường học an toàn, thân thiện tại các địa phương tham gia Kế hoạch 29.

Bộ GD&ĐT đã tổ chức khảo sát ban đầu về cơ sở vật chất, nhà vệ sinh trường học và các điều kiện đảm bảo xây dựng trường học an toàn, thân thiện; tổng hợp nhu cầu cần hỗ trợ của các địa phương, cơ sở giáo dục để xây dựng kế hoạch triển khai. Theo đó, các địa phương đã tổng hợp và kiến nghị hỗ trợ các hạng mục chính như: Bàn ghế, đồ chơi, tivi, máy tính, thiết bị âm thanh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như xây dựng các phòng làm việc và các phòng chức năng, nhà tập đa năng, nhà vệ sinh, công trình nước sạch, phòng họp giáo viên, nhà để xe, nhà bếp, phòng học, thiết bị dạy học… Theo ước tính, tổng số nguồn kinh phí cần hỗ trợ của các tỉnh vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bé gái nặng 2,5kg chào đời khỏe mạnh, khóc to. Ảnh: BVCC

Trẻ chào đời với 9 vòng dây rốn quấn cổ

GD&TĐ - Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, một bé gái nặng 2,5kg đã chào đời khỏe mạnh dù phải đối mặt với thử thách cực kỳ hiếm gặp với 9 vòng dây rốn quấn cổ.

Đề tài của nhóm sinh viên đoạt giải Ba - Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka lần thứ 26.

Sinh viên sáng tạo máy tách vỏ hạt sen

GD&TĐ - Các sinh viên năm 4, Khoa Kỹ thuật công nghệ, Trường Đại học Cửu Long đã chế tạo máy tách vỏ hạt sen với mục tiêu giúp tăng năng suất chế biến...