“Kẻ hủy diệt” tăng tốc lao về Trái đất

GD&TĐ - Apophis, tiểu hành tinh rộng bằng 3 sân bóng, đang tăng tốc và sẽ gây ra thảm họa nếu va chạm với Trái đất vào năm 2068.

Nếu va chạm với Trái đất, Apophis sẽ có sức phá hủy bằng 880 triệu tấn thuốc nổ TN. Ảnh minh họa.
Nếu va chạm với Trái đất, Apophis sẽ có sức phá hủy bằng 880 triệu tấn thuốc nổ TN. Ảnh minh họa.

Nguy cơ vào thứ Sáu ngày 13 

Một báo cáo mới cho thấy, tiểu hành tinh được đặt theo tên của Thần Hỗn mang Ai Cập - Apophis, có thể đến gần và xảy ra va chạm với Trái đất vào năm 2068. Các nhà khoa học theo dõi tiểu hành tinh này đã phát hiện ra rằng, Apophis đã tăng tốc do chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng Yarkovsky. 

“Những quan sát mới mà chúng tôi thu được bằng kính viễn vọng Subaru đầu năm nay đủ để tiết lộ Apophis tăng tốc do hiệu ứng Yarkovsky”, nhà thiên văn Dave Tholen, thuộc Đại học Hawaii, cho biết trong một tuyên bố.

Cũng theo ông Tholen, tiểu hành tinh này trôi ra khỏi quỹ đạo lực hấp dẫn thuần túy khoảng 170 mét mỗi năm. Tình trạng này được cho là “đủ” để duy trì kịch bản xấu trong năm 2068. 

Apophis, được Tholen và nhóm của ông phát hiện vào năm 2004, dự kiến đi qua Trái đất vào năm 2029. May mắn thay, các tính toán đã chỉ ra rằng, không có khả năng nào cho thấy, Apophis sẽ đâm vào hành tinh của chúng ta khi đó.

Thay vào đó, Apophis - tiểu hành tinh còn được gọi là “sát thủ toàn cầu” hay “kẻ hủy diệt” - có thể tiếp cận “cực gần” Trái đất vào thứ Sáu ngày 13 (13/4/2029). 

Các nhà khoa học dự đoán, trong “chuyến ghé thăm” này, Apophis sẽ đi qua giữa hành tinh của chúng ta và một mạng lưới vệ tinh liên lạc. Đặc biệt, điều đáng lo ngại nhất là, chuyến ghé thăm này có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Cụ thể, người yêu thiên văn có thể nhìn thấy tiểu hành tinh đường kính 340 m này trên bầu trời mà không cần ống nhòm hay kính viễn vọng.

Trước đó, các nhà thiên văn học đã loại trừ khả năng Apophis có thể va chạm với Trái đất vào năm 2068. Tuy nhiên, những quan sát mới mà các nhà khoa học đã trình bày tại một cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ vào đầu năm nay, đã tiết lộ một khả năng đáng kinh ngạc: Chúng ta không thể loại trừ một vụ va chạm. Nhưng dường như Apophis thích thử thách các nhà nghiên cứu, bởi hiện tại, tiểu hành tinh này không đi theo đường cũ hay tốc độ cũ nữa. Mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra tiểu hành tinh đang dao động khỏi đường đi và tăng tốc độ.

Thực tế, không phải lúc nào các nhà thiên văn học cũng sớm dự báo được những tiểu hành tinh tiến đến gần Trái đất. Hồi tháng 7, một tiểu hành tinh lớn bằng Kim Tự Tháp, đủ để phá hủy một thành phố, đã bay sượt qua, suýt va vào Trái đất.

Tuy nhiên, cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) chỉ phát hiện ra vào thời điểm 3 tuần trước khi tiểu hành tinh đó bay ngang qua.

Khả năng va chạm thấp

Hơi nóng do tiểu hành tinh “nhả” ra có thể làm nó tăng tốc hoặc giảm tốc, đồng thời đổi hướng. Ảnh minh họa.
Hơi nóng do tiểu hành tinh “nhả” ra có thể làm nó tăng tốc hoặc giảm tốc, đồng thời đổi hướng. Ảnh minh họa.

Vậy tại sao Apophis lại thay đổi quỹ đạo? Các tiểu hành tinh hấp thụ ánh sáng Mặt trời khi chúng đi qua hệ mặt trời. Để duy trì trạng thái cân bằng nhiệt, một tiểu hành tinh sẽ phát ra năng lượng mặt trời đó dưới dạng nhiệt. Điều này tạo ra một lực khiến các tiểu hành tinh tăng tốc và sau đó là thay đổi quỹ đạo.

Đây là thông tin thêm về hiệu ứng Yarkovsky: NASA và các cơ quan không gian khác đang liên tục theo dõi các vật thể nguy hiểm tiềm tàng đối với những tác động làm thay đổi quỹ đạo này. Điều này rất quan trọng trong trường hợp các tiểu hành tinh như Apophis, được dự báo là đi rất gần Trái đất. 

Nhiều tiểu hành tinh nhỏ với đường kính 5 - 10 m bay qua gần Trái đất. Tuy nhiên, những tiểu hành tinh lớn như Apophis không chỉ hiếm về số lượng, mà còn ít khi tới sát Trái đất. Chuyến ghé thăm năm 2029 cũng ảnh hưởng tới Apophis. Vì tiểu hành tinh này sẽ tới cách Trái đất chỉ 30.000 km. Khi đó, trường hấp dẫn của Trái đất có thể ảnh hưởng tới hoạt động xoay hoặc làm thay đổi bề mặt tiểu hành tinh.

Năm tới, tàu thăm dò DART sẽ tiến hành một cuộc diễn tập quan trọng. Trong đó, một tàu vũ trụ nhỏ sẽ đâm vào một tiểu hành tinh nhỏ. Đây là một phần trong nỗ lực khiến tiểu hành tinh chuyển hướng.

Mặc dù chỉ là một bước thử nghiệm, nhưng hành động này sẽ cung cấp cho các cơ quan vũ trụ trên thế giới một số dữ liệu. Nhờ đó, họ có thể sử dụng để xây dựng biện pháp ngăn chặn các tiểu hành tinh bất ngờ hành trình va chạm với Trái đất.

Nếu va chạm với Trái đất, Apophis có thể tạo ra một vụ nổ tương đương 1.200 triệu tấn TNT hoặc khoảng 80.000 quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là, những tính toán mới nhất cho thấy, khả năng Apophis va chạm với Trái đất và gây ra sự tàn phá toàn cầu, chỉ ở mức 1/150.000. 

Apophis là tiểu hành tinh được NASA xếp thứ ba trong danh sách các mối đe dọa va chạm đối với Trái đất. Tiểu hành tinh này dài khoảng 415m, hơn Shard - tòa nhà cao nhất nước Anh. Ngược lại, các tiểu hành tinh hoặc sao chổi va chạm với Trái đất 66 triệu năm trước, tiêu diệt 75% các loài kể cả khủng long, đã lên đến hơn 80 km chiều rộng.

Ban đầu, các nhà thiên văn học cho biết có 2,7% nguy cơ Apophis tấn công Trái đất vào năm 2029. Hiện tại, các nhà thiên văn của Đại học Hawaii nhận định, ngày 12/4/2068 là ngày va chạm. Tuy nhiên, việc hấp thu nhiệt từ Mặt trời không xảy ra đồng đều. Và, bên có nhiều nhiệt tỏa ra hơn sẽ có thêm một lực đẩy, ném tiểu hành tinh ra khỏi phương trình do lực hấp dẫn tạo ra.

Tiến sĩ Tholen cho biết: “Đó là một lực nhỏ đến mức không thể nhận thấy đối với các vật thể lớn hơn. Tuy nhiên, vật thể càng nhỏ, càng dễ phát hiện ra hiệu ứng”.

Khi Apophis lướt qua Trái đất, tiểu hành tinh này có thể bị văng ra xa hơn nữa bởi lực hấp dẫn của chính nó. Các tiểu hành tinh có kích thước của Apophis được cho là sẽ va vào Trái đất khoảng 80.000 năm một lần.

Theo The Sun; Popular mechanics

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.