Kế hoạch đưa rác vũ trụ lên xử lý trên sao Hỏa

Các nhà nghiên cứu vừa đề xuất một kế hoạch táo bạo: đưa rác vũ trụ lên xử lý trên sao Hỏa.
Kế hoạch đưa rác vũ trụ lên xử lý trên sao Hỏa

Tổng giám đốc Công ty Firefly Space Systems, ông Tom Markusic cho rằng đây là ý tưởng tốt nhất để thu dọn rác vũ trụ vì những người đầu tiên khai phá sao Hỏa trong tương lai có thể sử dụng rác vũ trụ để tái chế.

Ngoài ra, ý tưởng này giúp làm sạch khoảng không gian gần Trái đất. Để thực hiện những dự án trên sao Hỏa, những cư dân đầu tiên từ Trái đất bay lên, cần đến hàng chục vệ tinh đã qua sử dụng.

Một trong những di sản đáng buồn của lịch sử gần 60 năm chinh phục vũ trụ là rác vũ trụ, tích tụ lại và đe dọa nhiều sứ mệnh chinh phục không gian.

Theo đánh giá của các chuyên gia NASA, hiện có trên nửa triệu các mảnh vỡ khác nhau đang bay quanh hành tinh chúng ta. Đó là những vệ tinh “đã chết”, những mảnh vụn vỡ ra từ các máy móc vũ trụ. Và đáng tiếc là rác vũ trụ ngày một nhiều.

Các nhà khoa học từ lâu đã thảo luận về rác vũ trụ và cách thức thu dọn, nhưng đều vấp phải vấn đề nan giải là kinh tế. Các cường quốc vũ trụ cũng không thống nhất được trách nhiệm dọn rác vũ trụ. Vì vậy, ý tưởng của Tom Markusic thật đáng hoan nghênh.

Hơn nữa, rác vũ trụ lại mang lại nguồn lợi khi các phụ tùng ốc vít và thiết bị điện tử… rất cần cho những cư dân đầu tiên trên sao Hỏa.

Tom Markusic đề xuất kế hoạch dùng các con tàu vũ trụ đưa các thiết bị điện tử tự hành chạy bằng năng lượng Mặt trời để lai dắt các loại rác từ quỹ đạo Trái đất.

Bằng cách này có thể giảm chi phí nhiên liệu để chuyển hàng lên quỹ đạo. Các thiết bị lai dắt đó tiếp theo sẽ chuyển rác vũ trụ lên sao Hỏa để chọn lọc và tái sử dụng.

Jason Forshaw - Cán bộ khoa học của Đại học Surrey (Anh) - cho rằng vấn để rác vũ trụ cũng giống như vấn nạn ấm lên toàn cầu, cần sự chung tay giải quyết của các nước. Cần giải thích để mọi người hiểu được rằng vũ trụ là một phần của môi trường sống của chúng ta và rác vũ trụ cũng cần dọn dẹp.

Theo Một Thế Giới
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.