Chén đắng của bà May
Những suy đoán về sự nắm bắt của bà Theresa May trong quá trình lãnh đạo là chưa từng có trong lịch sử gần đây của chính trị Anh.
Nhiều người từng cho rằng, việc dẫn dắt nước Anh tới quá trình Brexit là một trọng trách đáng mong muốn đối với một thành viên bảo thủ của Quốc hội Anh, người sẽ đưa đất nước này tới một tương lai lãng mạn, trong vị thế một quốc gia độc lập, tách khỏi Liên minh châu Âu. Nhưng thực tế lại không hẳn như vậy. Brexit được ví như chén rượu đắng mà bà May kế thừa từ người tiền nhiệm.
Trên khắp châu Âu, đảng Bảo thủ đang lâm vào tình trạng hỗn loạn nhất, kể từ những năm 1980. Cựu Thủ tướng David Cameron đã kêu gọi trưng cầu dân ý lần đầu tiên để giải quyết vấn đề mối quan hệ của Anh với châu Âu, đồng thời cũng để ngăn chặn sự chia rẽ trong đảng của ông. “Đó cũng là thời điểm để người dân Anh cất lên tiếng nói của mình” - ông phát biểu hồi tháng 1/2013. “Đó là thời điểm để giải quyết câu hỏi về châu Âu này trong chính trị Anh. Tôi nói với người dân Anh: Đây sẽ là quyết định của bạn”.
Hai năm sau cuộc bỏ phiếu đầu tiên, khi số phiếu thuận cho quá trình Brexit đạt tỷ lệ rất ít, câu hỏi về vấn đề này vẫn không được giải quyết và đảng Bảo thủ càng chia rẽ hơn bao giờ hết.
Kêu gọi một cuộc bỏ phiếu mới
Bà May đã phải gánh chịu nhiều chao đảo trong nội các, với một loạt các cuộc từ chức của các thành viên. Còn giờ đây, quan chức cao cấp nhất của đảng Bảo thủ là Bộ trưởng Nội các Justine Greening cũng yêu cầu chính phủ đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của đảng Bảo thủ và tổ chức trưng cầu dân ý lần thứ hai về Brexit.
Bà Greening, vốn là cựu Bộ trưởng giáo dục, mong muốn kết quả của cuộc bỏ phiếu này sẽ đưa ra các ưu tiên đầu tiên và thứ hai của ba lựa chọn: Brexit cứng, Brexit mềm, và không Brexit. Tờ The Times of London trích dẫn lời bà Greening gọi kế hoạch Brexit của bà May là “sự tồi tệ nhất của cả hai thế giới”. Bà Greening giải thích rằng, tình trạng bế tắc khó khăn như hiện nay đồng nghĩa với việc cần để người dân quyết định một lần nữa. Tuy nhiên, cả bà May lẫn lãnh đạo đảng Lao động đối lập Jeremy Corbyn đều loại trừ điều này.
Một người cũng bày tỏ sự đồng điệu với bà Greening là cựu tổng chưởng lý, thành viên đảng Bảo thủ Dominic Grieve, một người ủng hộ ở lại EU một cách nhiệt thành. Ông Dominic Grieve tranh luận trên tờ Evening Standard rằng “chúng ta phải làm việc cùng nhau để có được thỏa thuận tốt nhất có thể. Để có được điều này, cần thỏa hiệp, hoặc chấp nhận rằng Brexit không thể được thực hiện và suy nghĩ một lần nữa về những gì chúng ta đang làm”.
Thực tế, tình trạng tiến thoái lưỡng nan của bà May không có gì mới, nhưng lời kêu gọi của Greening cho cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai, cũng như lời kêu gọi của Grieve về việc cần xem xét lại quyết định Brexit, cùng một loạt tám vụ từ chức trong hai tuần, cho thấy Thủ tướng Anh có thể đã đi đến ngõ cụt trong kế hoạch Brexit của mình, thậm chí còn trước cả khi EU thảo luận về vấn đề này.
Sự chia cắt trong nội các
Thư ký Brexit của bà May là ông David Davis đã từ chức một tuần trước, tiếp theo sau là Ngoại trưởng Boris Johnson. Đây là những gương mặt nổi bật nhất của chiến dịch Brexit. Davis đã nói rằng, ông sẽ không thực hiện một bài phát biểu từ chức. Tuy nhiên, Johnson thậm chí còn chẳng quan tâm đến nghi thức này. Bóng ma của một cuộc bỏ phiếu tự tin không bao giờ trở thành xa xôi: Những người ủng hộ Brexit một cách cứng rắn giờ đây cũng nói rằng họ có đủ sự hỗ trợ các nghị sĩ để kích hoạt quá trình chính trị nội bộ có thể dẫn đến sự bỏ rơi bà May qua một cuộc bỏ phiếu như vậy.
Vẫn chưa có giải pháp nào cho việc bà Theresa May bị mắc kẹt trong bối cảnh chính trị nước Anh. Có lẽ đó cũng là một may mắn cho bà, vì mặc dù bà đang đứng trước mối đe dọa của một cuộc chạy đua lãnh đạo. Tuy nhiên, dường như không ai khác có vẻ sốt sắng trong việc thay thế vị trí của bà May.