Không bên nào được lợi nếu Anh rời khỏi EU

GD&TĐ - Nền kinh tế Anh có thể rơi vào suy thoái nếu người dân nước này bỏ phiếu tán thành rời khỏi Liên minh châu Âu - EU trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng tới, theo một phân tích của Cơ quan Ngân khố Anh công bố hôm 23/5. 

Không bên nào được lợi nếu Anh rời khỏi EU

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda, cảnh báo điều này dẫn đến nguy cơ nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu.

Chờ đợi một tương lai tốt đẹp hơn cho Anh quốc?

Cuộc trưng cầu dân ý về việc ở lại hay rời bỏ EU của Anh chính thức sẽ diễn ra vào ngày 23/6 tới đây. Thực tế, đây không phải là lần đầu Vương quốc Anh phải đau đầu trước sự lựa chọn “đi” hay “ở” trong mái nhà chung châu Âu.

Nước Anh gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) - tiền thân của EU - vào năm 1973. Năm 1975, một cuộc trưng cầu ý dân về việc rút khỏi EEC từng được tổ chức ở Anh và 67,2% số người bỏ phiếu đã không ủng hộ việc rút lui này. Tuy vậy, sau bốn thập niên gắn bó, đề tài này lại trở thành vấn đề hết sức nhạy cảm, đối với không chỉ riêng Anh quốc hay EU, khi mà các cuộc thăm dò dư luận thời gian qua cho thấy số lượng người ủng hộ việc “ra đi” ngày càng lớn.

Những người ủng hộ quyết định đưa nước Anh thoát khỏi EU (hay còn gọi là kế hoạch Brexit) cho rằng, sự gián đoạn sau bỏ phiếu sẽ không dài, và cuối cùng Vương quốc Anh sẽ có kết quả tốt đẹp hơn khi không phải chịu những quy định nặng nề của EU. Nước này có thể tự theo đuổi những mục tiêu thương mại của riêng mình.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ như vậy. “Cuộc trưng cầu sẽ ngay lập tức kích hoạt cú sốc kinh tế sâu sắc”, Cơ quan Ngân khố Anh cho biết trong báo cáo đưa ra ngày 23/5.

Cơ quan Ngân khố Anh cho biết, quy mô nền kinh tế thu hẹp 3,6% trong hai năm tiếp theo nếu Anh rời khỏi EU. Ngoài ra, nhiều chi phí sẽ tăng lên gấp đôi khi Anh giao dịch thương mại với các nước láng giềng trong EU theo quy định của WTO.

Sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu?

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G7 tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản (sẽ khai mạc vào tuần này), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda, cho rằng sự kiện tại Anh sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với kinh tế toàn cầu trong 3 sự kiện, bao gồm: Tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc; Kế hoạch rời EU của Anh và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất.

Ông Kuroda cũng cho biết kế hoạch Brexit sẽ có tác động vào nền kinh tế của Nhật Bản cũng như các nền kinh tế mới nổi khác.

Trong những tháng gần đây, khi thời hạn nước Anh bỏ phiếu về việc rời khỏi EU sắp đến những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế chống lại một cuộc bỏ phiếu Brexit ngày càng nhiều và mạnh mẽ hơn.

Hoa Kỳ, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều lo ngại về những thiệt hại nếu kế hoạch Brexit được ủng hộ, và nó ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trên toàn cầu.

Lợi – hại bất phân

Hôm 22/5, trong một nỗ lực kêu gọi người dân bỏ phiếu chống lại Brexit, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố, rời khỏi EU là “một bước nhảy vọt vào bóng, tạo nên rủi ro đối với sự thịnh vượng và an ninh của nước Anh”. Nhưng những người ủng hộ Brexit nói rằng những lời kêu gọi chỉ gây nên hoang mang, và là một nỗ lực tạo ảnh hưởng lên công chúng Anh.

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu ra khỏi EU nước Anh sẽ mất khoảng 56 tỷ bảng Anh mỗi năm và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức dưới 1,5%.

Tuy gây thiệt hại cho nền kinh tế Anh, nhưng nó đem lại tự do trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp nước này. Các doanh nghiệp trong nước có thể tự do làm ăn với các quốc gia khác trên thế giới và thoát khỏi những quy định thương mại do EU đặt ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.