“Tuyên bố về việc hoạt động máy bay F-35 diễn ra vào lúc IAF đang hoạt động trên quy mô lớn ở một số các mặt trận ở Trung Đông” – chỉ huy IAF, tướng Amkiam Norkin nói. Ông cho biết những máy bay F-35 sẽ giúp Israel xử lý “những thách thức xảy ra liên tục và phức tạp” trong khu vực.
Hầu hết các radar hiện đại đều không phát hiện được F-35. Nó có thể tránh được các hệ thống phòng thủ tên lửa như hệ thống S-300 đất đối không của Nga hiện đang được các nước như Ai Cập và Iran sử dụng.
Israel đã mua 19 chiếc F-35 năm 2011 với giá 145 triệu USD một chiếc. Năm 2015, họ lại mua thêm 14 chiếc nữa với giá 110 triệu/1 chiếc. Israel sẽ cần thêm 17 chiếc nữa trong tương lai để nâng tổng số máy bay này lên 50 chiếc.
Israel cũng đã đưa phiên bản máy bay của chính mình là F-35A (được biết với cái tên F-35I Adir). Loại máy bay này có thể mang theo bom dẫn đường và tên lửa không đối không.
IAF cũng đã đào tạo phi công lái những chiếc F-35 và đội ngũ bảo trì loại máy bay này trên mặt đất.
Dự kiến vào năm 2024, phi đội 50 chiếc máy bay của Israel sẽ đi vào hoạt động đầy đủ.
Chưa hết, IAF còn mua một số chiếc F-35B có khả năng cất cánh sau một đoạn đường ngắn và hạ cánh theo phương thẳng đứng.
Máy bay F-35 đã gây nhiều tranh cãi vì thiết kế phức tạp đã khiến loại máy bay này trở thành hệ thống vũ khí quân sự đắt nhất trong lịch sử.