Mông lung kế hoạch cho hòa bình Trung Đông

GD&TĐ - Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cố vấn của mình đã bắt đầu xây dựng một thiết kế cụ thể để kết thúc cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa Israel và Palestine. Kế hoạch này dường như vượt qua các khuôn khổ trước đây của chính phủ Mỹ, nhằm theo đuổi cái mà ông Trump gọi là “thỏa thuận cuối cùng”.

Mông lung kế hoạch cho hòa bình Trung Đông

Hy vọng những bước tiến mới

Các quan chức Nhà Trắng cho biết: Sau 10 tháng nghiên cứu tính chất phức tạp của những vụ tranh chấp khó xử nhất thế giới, đội ngũ tư vấn của ông Trump đã có những bước tiến mới trong hy vọng biến những gì họ mới học được thành từng bước hữu hình để chấm dứt cho sự bế tắc đã làm nản lòng cả các vị tổng thống có nhiều kinh nghiệm hơn trong khu vực.

Triển vọng hòa bình ở khu vực này bị vướng vào hàng loạt các vấn đề vô cùng phức tạp như cuộc đối đầu ngày càng tăng ở Liban của Ả-rập Xê-út với Hezbollah, được hậu thuẫn bởi Iran.

Trong khi đó, Israel cũng lo ngại Hezbollah, cũng như các nỗ lực của Iran để thiết lập hành lang ngang qua miền Nam Syria. Nếu một cuộc chiến với Hezbollah nổ ra, hành lang này sẽ trở thành lỗ thủng khiến bất kỳ sáng kiến nào hòa bình cũng bị đánh chìm.

Tuy nhiên, nhóm của ông Trump cũng đã thu thập được nhiều tài liệu “phi giấy tờ” để khám phá nhiều vấn đề khác nhau, liên quan đến cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Các quan chức cho biết họ dự kiến sẽ giải quyết những điểm bị chia cắt trong nhiều năm như vị trí của Jerusalem và các khu định cư ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Mặc dù ông Trump không cam kết với một nhà nước Palestine, nhưng các nhà phân tích cho rằng, kế hoạch của ông Trump sẽ phải được xây dựng xung quanh cái gọi là “Giải pháp hai nhà nước”, vốn là cốt lõi của các nỗ lực hòa bình ở khu vực này trong nhiều năm qua.

“Trong những tháng qua, chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để lắng nghe và tham gia với các bên Israel, Palestine và các lãnh đạo cao cấp quan trọng trong khu vực này để giúp đạt được thỏa thuận hòa bình lâu dài”, ông Jason D.Greenblatt, Trưởng đoàn đàm phán của Tổng thống Donald Trump cho biết.

“Chúng tôi sẽ không đưa ra một lịch biểu nhân tạo cho sự phát triển hay trình bày bất kỳ ý tưởng cụ thể nào, cũng không bao giờ áp đặt một thỏa thuận. Mục tiêu của chúng tôi là tạo thuận lợi, chứ không phải là một thỏa thuận hòa bình lâu dài, để cải thiện cuộc sống của người Israel và Palestine, cũng như an ninh trong khu vực”.

Còn nhiều hoài nghi

Ông Trump đã quyết định chấp nhận thách thức này khi ông nhậm chức hồi đầu năm. Bị mê hoặc bởi ý tưởng thành công trong một vấn đề nan giải mà nhiều vị tổng thống khác đã thất bại, ông Trump gán công việc này cho Jared Kushner, con rể và cũng là cố vấn cấp cao của mình – một người không hề có chút kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này.

Có thể nói, việc Tổng thống Mỹ giao phó một vấn đề “tày trời” cho người thân trong gia đình là một dấu hiệu của sự nghiêm trọng tại khu vực này.

Nhóm của ông Trump nhận định thời điểm này đang hội tụ của các yếu tố của sự chín muồi, bao gồm cả sự sẵn sàng của các quốc gia Ả Rập để giải quyết vấn đề này một cách rốt ráo, nhằm tập trung sự chú ý vào Iran, nước mà họ cho là mối đe dọa lớn hơn.

Theo đó, Ai Cập đang cân nhắc hòa giải giữa Mahmouh Abbas, người đứng đầu Bờ Tây, với Hamas, đang thống lĩnh dải Gaza – một thỏa thuận để chính quyền Palestine trở thành đại diện cho người Palestine. Ả-rập Xê-út đã triệu tập ông Abbas tới Riyadh để củng cố tầm quan trọng của thỏa thuận này.

Nimrod Novik, một thành viên Diễn đàn chính sách Doha, người từng là cố vấn chính sách đối ngoại của cựu Thủ tướng Shimon Peres, từng đàm phán hiệp định Oslo vào những năm 1990, cho biết:

“Các ngôi sao bắt đầu sắp xếp theo cách tạo thời điểm, nhưng rõ ràng hai câu hỏi chính là liệu Thủ tướng Netanyahu có quyết định hay không, và liệu Tổng thống Trump, một khi ông là đại diện cho kế hoạch đã được chuẩn bị bởi nhóm của mình, có quyết định rằng điều này xứng đáng với các yêu cầu chính trị cốt yếu hay không”.

Tuy nhiên, cả Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel lẫn Tổng thống Abbas của Palestine đều không có khả năng đàm phán.

Ông Netanyahu phải đối mặt với các cuộc điều tra tham nhũng và các áp lực từ nội bộ liên minh hẹp của ông không phải để nhượng bộ, trong khi ông Abbas đang già đi và chịu sự phản đối mạnh mẽ từ các thành viên của mình. Sự hoài nghi về thành công của kế hoạch là không thể che giấu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.