Iran nhận được giấy phép sản xuất tiêm kích Su-30 và Su-35?

GD&TĐ - Nga có thể dành cho Iran ưu đãi đặc biệt, chưa từng áp dụng đối với bất cứ đồng minh nào.

Iran nhận được giấy phép sản xuất tiêm kích Su-30 và Su-35?

Iran dự định bắt đầu sản xuất máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35 của Nga trên lãnh thổ mình, đây sẽ là một bước quan trọng trong sự phát triển của ngành hàng không quân sự địa phương.

Thông tin trên đã được nhà báo nổi tiếng người Iran - ông Khayal Muazzin cho biết sau khi trích dẫn nguồn tin riêng trong giới quân sự. Theo tiết lộ, Tehran đã nhận được giấy phép sản xuất những chiếc tiêm kích này và đang chuẩn bị khai trương nhà máy lắp ráp trong thời gian tới.

Máy bay chiến đấu Su-30 là phương tiện chiến đấu đa chức năng trong khi Su-35 hiện đại hơn, có đặc tính cơ động và sức mạnh chiến đấu cao, sẽ tăng cường đáng kể lực lượng không quân Iran.

Theo kế hoạch, Iran sẽ sản xuất từ ​​48 đến 72 máy bay chiến đấu Su-35, số phương tiện trên khi chính thức trực chiến sẽ giúp Tehran có lực lượng tác chiến trên không hàng đầu khu vực, đủ sức đối đầu với các mối đe dọa.

Sự kiện này có thể được coi là một bước đi quan trọng trong sự phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Iran, vốn đang được đẩy mạnh trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phương Tây và Israel đối với Tehran.

enbrchzwmaqccvz-3459-9773.jpg
Tiêm kích Su-30 và Su-35 sẽ sớm có biến thể lắp ráp tại Iran?

Việc chuyển giao giấy phép sản xuất máy bay chiến đấu khẳng định mối quan hệ chiến lược giữa Moskva và Tehran, nhưng cũng gây ra không ít lo ngại đối với an ninh khu vực và quốc tế, khi có thể kích thích cuộc chạy đua vũ trang mới.

Nhưng trên hết, nếu dự án sản xuất (hay chỉ là lắp ráp) tiêm kích Nga ở Iran sẽ mang đến cho đất nước này cơ hội không chỉ cung cấp cho lực lượng vũ trang của mình các phương tiện chiến đấu hiện đại, mà còn tạo ra việc làm mới bằng cách phát triển ngành hàng không của riêng mình.

Diễn biến trên cũng sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Iran vào nguồn cung cấp thiết bị quân sự từ bên ngoài, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế hạn chế khả năng tiếp cận một số công nghệ và vũ khí hàng đầu.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thân cây thanh long là nguồn phụ phẩm nông nghiệp có thể được tận dụng tạo than sinh học xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước.

Than sinh học từ thân cây thanh long

GD&TĐ - Nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, biến cành cây thanh long thành than sinh học, để xử lý crom trong nước giúp bảo vệ môi trường...