Iran không kích Israel: Vì sao đòn tấn công khiến Trung Đông choáng váng?

GD&TĐ - Cuộc tập kích bằng tên lửa đạn đạo và UAV đánh dấu lần đầu tiên Iran tiến hành cuộc tấn công quân sự trực tiếp vào Israel, sau hơn nửa thế kỷ thù địch.

Iran không kích Israel: Vì sao đòn tấn công khiến Trung Đông choáng váng?

Căng thẳng giữa Tel Aviv và Tehran bắt nguồn từ ngày 01 tháng 4, khi Bộ Quốc phòng Syria thông báo về cuộc không kích của Không quân Israel đánh vào Tổng lãnh sự quán Iran ở Damascus, giết chết 7 người Iran, trong đó có 3 tướng của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Theo dữ liệu của IRGC, cuộc không kích của Israel khiến 7 sĩ quan IRGC thiệt mạng, trong đó có 2 vị tướng kiêm cố vấn cấp cao: Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm al-Quds ở Syria và Lebanon, cùng với cấp phó của ông là Chuẩn tướng Mohammad Hadi Haji Rahimi.

Trong tòa nhà này cũng có dinh thự của ông Hossein Akbari, Đại sứ Iran tại Cộng hòa Ả Rập Syria, nhưng rất may là ông không bị thương trong vụ tấn công, nếu không hậu quả sẽ còn lớn hơn nữa.

Sau vụ không kích, chính quyền Tehran tuyên bố có quyền đáp trả “cuộc tấn công bất chấp các luật lệ quốc tế” của Israel vào Tổng lãnh sự quán và phân định chính xác cách “trừng trị kẻ xâm lược”.

Trên thực tế, dù Iran đã lên tiếng như vậy nhưng không mấy người tin vào việc Tehran sẽ tung đòn tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Israel, mà phần lớn đều cho rằng, đòn tấn công trả đũa của Iran sẽ do các lực lượng ủy nhiệm tiến hành, nhằm tránh nguy cơ xung đột quân sự với Mỹ và Israel.

Tuy nhiên, vào đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14/4, cộng đồng quốc tế và cả khu vực Trung Đông đã rúng động khi Iran bất ngờ thực hiện đòn tấn công trả đũa bằng việc đồng loạt đánh vào vào hàng trăm mục tiêu trên lãnh thổ Israel bằng vài chục quả tên lửa đạn đạo và khoảng hơn 200 UAV các loại.

Xem clip tên lửa Iran tấn công căn cứ không quân Ramon ở miền nam Israel

Riêng tên lửa tấn công chính xác được Tehran “ưu tiên” sử dụng để tấn công vào các căn cứ quân sự chính của Israel như Căn cứ Không quân Negev, Căn cứ Không quân Ramon…

Đây là cuộc tấn công đánh dấu lần đầu tiên Iran tiến hành một cuộc tấn công quân sự trực tiếp vào Israel, bất chấp lịch sử hàng thập kỷ thù địch giữa hai nước kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979 tại Tehran.

Điều này cho thấy, lằn ranh đỏ trong sự kiềm chế của Iran đã bị vượt qua.

Trước và ngay sau vụ tấn công, chính quyền Tehran đã thông qua các trung gian Ả Rập để chuyển tải cảnh báo của mình tới Washington về hậu quả của việc can thiệp vào xung đột ở Trung Đông là: “Lực lượng quân sự của nước này trong khu vực Trung Đông sẽ bị tấn công”.

Cổng thông tin Axios cũng dẫn 3 nguồn tin của Mỹ tuyên bố Iran sẵn sàng tấn công các căn cứ của Mỹ trong khu vực, nếu Washington tham gia vào việc leo thang xung đột ở Trung Đông hoặc trực tiếp tham gia vào các vụ tấn công tiếp theo vào lãnh thổ nước này.

Rõ ràng là những cảnh báo của Tehran không phải là lời nói suông, bởi trong quá khứ nước này cũng đã từng tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq và Syria.

Một số cơ quan truyền thông Ả Rập đưa tin rằng, chính quyền Doha và Kuwait đã gửi thông báo tới Washington rằng, họ sẽ không cho phép Lầu Năm Góc sử dụng các căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ Qatar và Kuwait để tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu Iran, mà trong đó, các căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở khu vực Trung Đông được đặt tại Qatar.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.