Iran đe dọa rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân

GD&TĐ - Hãng thông tấn Reuters đưa tin về tuyên bố của ông Mokhtab Zolnur, người đứng đầu Ủy ban quốc hội Iran về chính sách hạt nhân. 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, Tehran có thể rút khỏi Hiệp ước về Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nếu như các nước châu Âu không duy trì thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran mà Mỹ đã rút khỏi.

Ông Zolnur nhấn mạnh, châu Âu còn 60 ngày để bảo vệ thỏa thuận trước khi hết hạn tối hậu thư do Iran đưa ra. Sau thời gian đó, Iran sẽ ngừng thi hành Hiệp ước không phổ biến vũ khí.

Trước đó, vào ngày 17/6, có thông tin cho rằng trong vòng 10 ngày tới, Iran sẽ vượt quá giới hạn của uranium làm giàu thấp theo qui định của thỏa thuận. Thậm chí, vào ngày 10/6, Bộ Ngoại giao Iran đã tuyên bố rằng, không có bước đi đáng kể nào được các nước châu Âu đưa ra để duy trì thỏa thuận năm 2015.

Vào giữa tháng 5 năm nay, chính quyền Iran đã ngừng việc thực hiện một số cam kết theo chương trình hạt nhân với châu Âu.

Được biết, Hiệp ước "Kế hoạch hành động chung toàn diện" (IFAP) về chương trình hạt nhân Iran đã được châu Âu ký kết với Tehran vào mùa hè năm 2015. Tham gia thỏa thuận này có 6 quốc gia trung gian là Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức. Tổng thống Mỹ Donald Trump, vào tháng 5/2018, tuyên bố rằng Washington sẽ đơn phương rút khỏi thỏa thuận, đồng thời gia hạn các biện pháp trừng phạt chống lại Iran.

Hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới ngoại trừ Israel, Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên và Nam Sudan đều tham gia Hiệp ước về Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Trong khuôn khổ Hiệp ước, các quốc gia không có vũ khí hạt nhân phải cam kết không sản xuất hoặc nhận vũ khí hạt nhân từ các quốc gia khác.

Theo Avia.pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ