Indonesia: Thư viện đổi rác lấy sách

GD&TĐ - Raden Roro Hendarti, 48 tuổi, người sáng lập thư viện rác thải Limbah Pustaka, đảo Java, khuyến khích trẻ em mượn sách đổi bằng rác thu gom.

Thư viện của Raden cho phép trẻ em đổi rác để mượn sách.
Thư viện của Raden cho phép trẻ em đổi rác để mượn sách.

Mục đích của chương trình nhằm làm sạch môi trường sống và thúc đẩy trẻ em chăm đọc sách hơn.

Mỗi ngày trong tuần, Raden sẽ mang theo những chồng sách đến các khu phố để đổi lấy cốc nhựa, túi và các loại rác thải có thể tái chế. Ngay khi cô xuất hiện, những đứa trẻ đi cùng phụ huynh háo hức vây quanh chọn lựa sách. Cô rất vui vì thư viện của mình giúp những đứa trẻ dành ít thời gian hơn cho các trò chơi trực tuyến.

Cô Raden cho biết: “Người lớn cần xây dựng văn hóa đọc, viết cho trẻ từ khi các em còn nhỏ để hạn chế tác hại của thế giới trực tuyến. Đồng thời, mọi người cũng nên quan tâm đến vấn đề chống biến đổi khí hậu và cứu hành tinh khỏi rác thải”.

Mỗi tuần, cô Raden thu thập khoảng 100kg rác thải, sau đó cùng đồng nghiệp phân loại để gửi đi tái chế hoặc bán. Số tiền thu về để duy trì hoạt động cho thư viện hơn 6.000 cuốn sách.

Hào hứng với hoạt động thu rác đổi sách, Kevin Alamsyah, 11 tuổi, chia sẻ: Cháu nhận ra khi có quá nhiều rác thải, môi trường của chúng ta sẽ trở nên bẩn thỉu, gây hại cho sức khỏe. Vậy nên, cháu sẽ tích cực thu gom rác thải đổi cho cô Raden để mượn sách.

Ước tính, tỷ lệ biết chữ của thanh thiếu niên trên 15 tuổi tại Indonesia là 96%. Tuy nhiên, tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Thế giới cảnh báo đại dịch sẽ khiến con số này sụt giảm còn 80%.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...