Indonesia phát hiện vài vật dụng của tàu ngầm mất tích đã chìm ở độ sâu 850 mét

GD&TĐ - Các quan chức Indonesia cho biết đã phát hiện ra các mảnh vỡ từ tàu ngầm mất tích KRI Nanggala 402 và nó đã bị chìm. Hy vọng giải cứu 53 thủy thủ trên tàu đã tắt dần khi lượng oxy dự trữ được cho là đã cạn kiệt.

Tàu ngầm Indonesia KRI Nanggala 402 bị mất tích.
Tàu ngầm Indonesia KRI Nanggala 402 bị mất tích.

Chỉ huy quân đội Indonesia Hadi Tjahjanto nói rằng các vật dụng được tìm thấy bao gồm một chai đựng chất bôi trơn và một thiết bị bảo vệ ngư lôi.

“Các vật thể được tìm thấy gần vị trí cuối cùng của tàu ngầm được cho là các bộ phận của tàu ngầm. Những vật này sẽ không bao giờ ra khỏi tàu ngầm trừ khi có áp lực”.

Tàu ngầm mất tích KRI Nanggala 402 là 1 trong 5 tàu ngầm trong hạm đội của Indonesia, nó đã biến mất hôm thứ 4 trong cuộc diễn tập phóng ngư lôi trực tiếp ngoài khơi đảo Bali.

Tham mưu trưởng Hải quân Yudo Margono cho biết lực lượng cứu hộ đã tìm thấy một số vật dụng bao gồm các bộ phận của máy nắn ngư lôi, 1 chai dầu mỡ được cho là dùng để tra dầu vào kính tiềm vọng và thảm cầu nguyện từ tàu ngầm.

Indonesia trước đó coi tàu ngầm trên đã mất tích nhưng giờ đây họ đã tuyên bố tàu đã chính thức bị chìm.

Không có dấu hiệu của sự sống

Các quan chức cho biết nguồn cung cấp oxy cho 53 thủy thủ đã hết vào đầu ngày hôm nay. Ông Margono nói rằng con tàu đã được phát hiện ở độ sâu 850 mét, vượt xa giới hạn sống sót của nó. Tàu ngầm được thiết kế chịu được độ sâu đến 500 mét và biển Bali có thể đạt độ sâu hơn 1.500 mét.

Quân đội cho biết họ đang chuẩn bị “sơ tán” con tàu.

Nhà nghiên cứu Collin Koh của trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajathatnam ở Singapore, chuyên về các vấn đề hải quân và an ninh hàng hải cho biết quân đội Indonesia có thể đề cập tới việc trục vớt các mảnh vỡ cuối cùng hoặc bất cứ thứ gì còn sót lại của tàu ngầm, với hy vọng ít nhất là mang về được phần còn lại của thủy thủy đoàn.

Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân tàu ngầm trên mất tích. Hải quân cho biết sự cố điện có thể khiến tàu ngầm không thể thực hiện các quy trình khẩn cấp để hoạt động trở lại.

Theo Al Jazzera

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...