Indonesia: Dùng biện pháp “sốc, độc, lạ” để chống Covid-19

GD&TĐ - Nhà chức trách ở thủ đô Indonesia đang thử nghiệm một số chiến thuật gây sốc để chống Covid-19. Theo đó họ trưng bày chiếc quan tài rỗng tại một ngã tư đông đúc như một lời nhắc nhở về sự nguy hiểm của loại virus dễ lây lan.

Chiếc quan tài để ở góc phố với hy vọng nâng cao nhận thức chống dịch Covid-19 của người dân.
Chiếc quan tài để ở góc phố với hy vọng nâng cao nhận thức chống dịch Covid-19 của người dân.

Dòng chữ “Nạn nhân Covid-19” được sơn đỏ trên quan tài được trưng bày tại một quận của Jakarta – tâm dịch ở Indonesia. Bên cạnh là một người đàn ông mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang và che mặt. Bên dưới, một tấm biển ghi số ca tử vong và lây nhiễm mới nhất của quận.

“Có thể hành động của lãnh đạo này hơi cực đoan nhưng đó là cách chúng tôi có thể hy vọng tăng cường nhận thức của mọi người” - trưởng quận Mampang Prapatan của Jakarta, ông Djaharuddin, cho biết.

Covid-19 đã lây nhiễm cho 143.000 người và làm hơn 6.200 người Indonesia phải bỏ mạng. Đây là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-10 cao nhất Đông Nam Á.

Các trường học vẫn đóng cửa ở thành phố 10 triệu dân Jakarta. Tuy nhiên, kể từ tháng 6, các nhà hàng và phương tiện giao thông công cộng có thể hoạt động với công suất được giảm xuống trong quá trình nới lỏng dần các hạn chế chống dịch. Biện pháp giãn cách xã hội vẫn được áp dụng trên cả nước nhưng không phải lúc nào nó cũng được chú ý tuân thủ.

“Số ca mắc vẫn tăng lên hàng ngày, nhưng mọi người vẫn phớt lờ các quy định bảo vệ sức khỏe” – ông Djaharuddin nói – “Việc để quan tài ở đây giúp người ta cảnh giác trước tình hình để có thể thay đổi hành vi”.

Một ngôi làng trên đảo Java đã dùng các biện pháp tương tự, họ triển khai một dàn “hồn ma” tuần tra đường phố, hy vọng có thể giữ chân mọi người ở trong nhà.

Theo truyền thông địa phương, nhà chức trách các quận ở Jakarta cũng đang xem xét việc đặt quan tài giả. Một người có quán mì ở phố đối diện tên là Mohamad Soleh cho biết ông thích ý tưởng này. “Chúng ta cần nhận ra thực tế rằng Covid-19 là nguy hiểm và với chiếc quan tài ở đó tôi nghĩ sẽ rất hiệu quả” – ông nói.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...