Tạo diễn đàn trao đổi
Nhằm mục tiêu tạo diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi các ý tưởng, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin & Truyền thông và các lĩnh vực liên quan phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, tạo cơ hội để cán bộ giảng viên nhà trường trao đổi kinh nghiệm hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo với các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Hội thảo quốc tế ICTA do Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đăng cai tổ chức từ ngày 13-14/12 đã thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm: Viện Công nghệ Thông tin (IoIT) - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Viện Nghiên cứu Cao cấp Về Toán (VIASM), Trường Đại học Công nghệ (UET) & Viện CNTT (IIT) - Đại học Quốc gia Hà Nội, Câu lạc bộ Khoa -Trường-Viện Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt Nam (FISU Việt Nam), FISU Khu vực Duyên hải- Trung du-Miền núi phía Bắc (FISU CMM), Trường Đại học Duy Tân (DTU), Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn, ĐH Đà Nẵng (VKU).
Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận các chuyên đề gồm Trí tuệ nhân tạo, Điện tử, Điều khiển và Tự động hóa, Đa phương tiện, Kinh tế số và Quản lý... |
Viện Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JAIST), Đại học Quốc gia Kyungpook Hàn Quốc (KNU); Trường Đại học Phùng Giáp, Đài Loan (FCU), Đại học Quốc gia Dương Minh Giao Thông (NYCU), Đài Loan.
Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận 6 chuyên đề gồm: Trí tuệ nhân tạo, Điện tử, Điều khiển và Tự động hóa, Đa phương tiện, Kinh tế số và Quản lý, Cơ sở toán học trong Tin học, trong đó số lượng báo cáo thuộc lĩnh vực Al chiếm 20 bài.
Trong phiên toàn thể, GS. Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu Cao cấp Về Toán (VIASM) đã trình bày về nội dung khai thác bệnh án điện tử(EMR).
Theo GS. Hồ Tú Bảo, đây một vấn đề mới, quan trọng nhưng cũng là thách thức đối với ngành y tế ở mọi quốc gia. Bệnh án điện tử bắt đầu ở Việt Nam cách đây gần 10 năm đã thu hút và đòi hỏi sự nỗ lực của cộng đồng CNTT.
“Câu chuyện về khai thác bệnh án điện tử ở Việt Nam là một chặng đường dài mà dự án của chúng tôi đã cố gắng xác định các vấn đề chính để theo đuổi và phát triển các giải pháp ban đầu trong suốt chặng đường. Tôi cũng chỉ ra rằng toán học và tin học là rất cần thiết trong những giải pháp đó”. GS. Hồ Tú Bảo cho biết.
Nhiều đóng góp trong lĩnh vực CNTT và TT
Còn đến với hội thảo năm nay, diễn giả quốc tế GS. Tien-Yin Chou, Khoa Quy hoạch đô thị và Thông tin không gian - Đại học Phùng Giáp (FCU), Đài Loan đã trao đổi về sự thúc đẩy hệ thống giám sát và cảnh báo thiên tai trên đất dốc thông qua Tích hợp IoT và AI tổng hợp. Trong đó, nhấn mạnh tới việc triển khai Internet toàn diện được kết nối liền mạch với các trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng cường giám sát và cảnh báo thảm họa trên đất dốc.
Theo GS Tien -Yin – Chou: Hội thảo quốc tế ICTA 2023 đã mở ra cơ hội lớn để các diễn giả, nhà khoa học trên thế giới cùng nhau chia sẻ, trao đổi những nghiên cứu, sự tiến bộ trong lĩnh vực CNTT và TT. Qua đó, đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nhân loại.
Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, PGS.TS Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông khẳng định: Hội thảo về tiến bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông là dịp để các nhà khoa học cùng thảo luận, trao đổi về những kết quả nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng thực tiễn thuộc lĩnh vực CNTT&TT phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Ban tổ chức đã nhận được gần 200 bài viết với những nội dung phong phú, những góc nhìn đa dạng. |
Ở hội thảo năm nay, Ban tổ chức đã nhận được gần 200 bài viết với những nội dung phong phú, những góc nhìn đa dạng, những kết quả nghiên cứu thú vị cùng những kinh nghiệm quý báu, hữu ích.
Trong đó có khoảng 40 nhà khoa học quốc tế đến từ 15 quốc gia như (Philippines, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Séc, Trung Quốc, Đan Mạch…), trong đó, có nhiều nhà khoa học Việt Nam đã hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học quốc tế trong các dự án nghiên cứu đa quốc gia.
Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác, ủng hộ, đóng góp trí lực và công sức của các nhà khoa học, giảng viên và cộng đồng học thuật trong cả nước.