Hy hữu: Sếp kiểm tra dung lượng pin của nhân viên trước khi rời nơi làm việc

GD&TĐ - Một công ty nhỏ ở Vũ Hán (Trung Quốc) gần đây đã gây ra tranh cãi trên mạng xã hội sau khi yêu cầu nhân viên gửi cho mình ảnh chụp màn hình về việc sử dụng pin điện thoại của họ trước khi rời khỏi nơi làm việc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cho rằng hiệu suất làm việc kém của công ty mình trong những tháng gần đây có liên quan đến việc nhân viên dành thời gian cho điện thoại thông minh của họ thay vì làm việc, một ông chủ của 1 công ty ở Vũ Hán đã quyết định giải quyết vấn đề này bằng cách kiểm tra việc sử dụng điện thoại của nhân viên hàng ngày.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội Weibo, nhân viên công ty phải gửi tin nhắn kèm hình ảnh dung lượng pin, cùng dữ liệu hiển thị lượng tiêu thụ pin của các ứng dụng cụ thể, vào nhóm trò chuyện của công ty.

Quy định này đã vấp phải sự phản đối từ các nhân viên, một số người còn nói với quản lý rằng quy định xâm phạm quyền cá nhân.

Nhiều người gọi đó là việc làm vô ích, trong khi những người khác khuyên nhân viên của công ty chỉ đơn giản là nghỉ việc và tìm một nơi làm việc tốt hơn.

Một người bình luận trên Weibo: “Thật là thái quá, khi một công ty bắt đầu làm những công việc như thế này, điều đó có nghĩa là nó đang xuống dốc và bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch để thay đổi công việc".

"Một sự xâm phạm quyền riêng tư rõ ràng", một người khác viết.

Thậm chí, một số người khác cho ra rằng những người làm việc cho công ty này có thể dễ dàng vượt qua quy tắc gây tranh cãi này bằng cách chỉ cần mang theo một chiếc điện thoại thông minh thứ hai và chỉ cần gửi ảnh chụp màn hình từ nó.

Nhân viên lần đầu tiên tiếp xúc với quy định này nói rằng một số đồng nghiệp của anh ta đã bị xúc phạm và đã giải quyết vấn đề với người giám sát, nhưng hầu hết đều lo lắng về việc phàn nàn sẽ ảnh hưởng đến tình trạng việc làm của họ như thế nào, vì vậy họ chỉ cúi đầu.

Một số nguồn tin cho rằng, sau cuộc tranh cãi trực tuyến, chủ tịch công ty đã đưa ra một tuyên bố công khai giải thích rằng phương pháp của ông không bao giờ xâm phạm quyền riêng tư của nhân viên mà  chỉ nhằm đảm bảo công việc được hoàn thành hiệu quả cũng như nâng cao tinh thần đồng đội.. Tuy nhiên, điều đó chẳng làm dịu được đám đông…

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà tuyển dụng Trung Quốc gây tranh cãi khi đưa ra các quy định giám sát nhân viên.

Năm ngoái, Hebo Technology - một công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, đã theo dõi hoạt động của nhân viên thông qua đệm ghế. Họ sử dụng đệm thông minh để bộ phận nhân sự có thể kiểm tra nhân viên nào hay rời khỏi bàn làm việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.