Mọi thông tin đều cho thấy Pakistan là quốc gia đầu tiên bắn hạ máy bay chiến đấu Rafale do Dassault Aviation sản xuất trong hoạt động chiến đấu.
Sự việc này xảy ra trong cái "Chiến dịch Sindoor" của Ấn Độ với nhiệm vụ tấn công các mục tiêu ở Pakistan.
Cho đến nay, những máy bay Pháp nói trên đã hoạt động từ năm 2000 và chưa từng bị tổn thất nào, cho dù chúng không chiến đấu trong điều kiện đối phương có lực lượng không quân và phòng không đủ mạnh.
Ít nhất những bức ảnh khá đáng tin cậy về một mảnh vỡ của cánh đuôi đứng tiêm kích Rafale đã xuất hiện, đi kèm một số ký hiệu khác tương ứng với máy bay này. Pakistan cũng tuyên bố rằng họ đã bắn hạ tiêm kích của Ấn Độ, bao gồm cả chiếc Rafale.
Các mảnh vỡ của máy bay được tìm thấy gần thành phố Bathinda thuộc bang Punjab, miền Nam Ấn Độ, cách biên giới với Pakistan 83 km. Hiện tại vẫn chưa có thông tin chi tiết nào về vụ bắn hạ máy bay Rafale cũng như số phận của phi công điều khiển.

Điều này mang tính biểu tượng khi Pakistan không chỉ là nước đầu tiên bắn hạ máy bay chiến đấu của Pháp mà chiếc tiêm kích bị phá hủy còn có số hiệu BS-001.
Đây là chiếc Rafale EH một chỗ ngồi đầu tiên được thiết kế theo yêu cầu của Ấn Độ, giao cùng với lô máy bay một chỗ ngồi đầu tiên vào tháng 11 năm 2020.
Cùng thời điểm đó, chiếc Rafale đầu tiên phục vụ trong Không quân Ấn Độ là máy bay Rafale DH hai chỗ ngồi mang số hiệu RB-001 và được giao vào mùa thu năm 2019.
Cần lưu ý rằng đây là lần đầu tiên Không quân Ấn Độ sử dụng Rafale trong chiến đấu. Trong suốt quá trình hoạt động, cỗ máy này không hề gặp bất kỳ tai nạn hay thảm họa nào, điều này hoàn toàn trái ngược với các chiến đấu cơ của Nga, vốn không chịu tác động từ bên ngoài. Ví dụ kể từ năm 2009, Ấn Độ đã mất 11 chiếc Su-30MKI.
Và đối với Rafale, đây không phải lần đầu tiên nó tham gia chiến đấu, nhưng như đã lưu ý, đây là cuộc thử nghiệm nghiêm túc đầu tiên. Bởi vì xét cho cùng, Pakistan có khoảng 400 máy bay chiến đấu các loại, phần lớn đều đã lỗi thời.
Các tiêm kích hiện đại nhất đang phục vụ bao gồm 18 chiếc F-16 Block 52, 44 chiếc F-16 MLU, 20 tiêm kích J-10C và hơn 120 chiếc JF-17 với nhiều phiên bản khác nhau.
Về phòng không, Pakistan đang sử dụng một trong những hệ thống có tầm bắn xa nhất là HQ-9 của Trung Quốc, bản sao dựa trên S-300, cũng như HQ-16 tầm trung với tầm bắn được tuyên bố lên tới 40 km.
Ngoài ra không nên loại trừ các hệ thống phòng không tầm ngắn, Crotale của Pháp và các bản sao HQ-7 của Trung Quốc, trong đó Pakistan có số lượng khá lớn (trên 140 tổ hợp).
Cần nói thêm, quốc gia duy nhất có kinh nghiệm sử dụng Rafale là Pháp. Tiêm kích này lần đầu tham chiến vào năm 2002 - tham gia chiến dịch ở Afghanistan. Đây là những máy bay Rafale-M triển khai từ tàu sân bay Charles de Gaulle.
Năm 2007, Rafale và Không quân Pháp cũng tham gia vào cuộc chiến ở Afghanistan. Năm 2011, chúng được sử dụng trong nhiệm vụ Harmattan tấn công Libya, năm 2013 - ở Mali và năm 2014 - ở Iraq.
Tổng cộng có 7 máy bay Rafale bị mất, 4 trong số đó là Rafale-M của hải quân. Trong 2 sự cố, có 2 máy bay bị mất do va chạm.