Huyện biên giới Sông Mã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục

GD&TĐ - Để nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục huyện Sông Mã (Sơn La) đã làm tốt công xã hội hóa giáo dục trong suốt thời gian qua.

Một buổi học của cô trò trường TH - THCS xã Mường Lầm.
Một buổi học của cô trò trường TH - THCS xã Mường Lầm.

Huy động nguồn lực làm tốt công tác xã hội hóa

Sông Mã là huyện biên giới của tỉnh Sơn La, nơi đây có địa hình đồi núi hiểm trở, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Cuộc sống của người dân dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy đời sống - kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn vất vả. Những năm qua, cùng với nguồn ngân sách đầu tư của nhà nước, của tỉnh, huyện Sông Mã đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp học, góp phần đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Ông Nguyễn Công Viên, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sông Mã chia sẻ: "Năm học 2023 - 2024, huyện có 50 trường học với gần 50.000 học sinh. Hàng năm, chúng tôi chỉ đạo các trường học tuyên truyền, phổ biến và thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành về quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện tại cơ sở giáo dục; tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, phát triển giáo dục".

Trường học TH - THCS xã Mường Lầm được xây dựng khang trang, tạo điều kiện cho các thầy và trò yên tâm dạy - học.

Trường học TH - THCS xã Mường Lầm được xây dựng khang trang, tạo điều kiện cho các thầy và trò yên tâm dạy - học.

"Chúng tôi chỉ đạo các nhà trường sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ công tác xã hội hóa để hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo môi trường sư phạm thân thiện. Qua đó, giúp học sinh có môi trường học tập tốt hơn. Các thầy cô cũng có không gian giảng dạy chuyên nghiệp và hiệu quả trong quá trình truyền tải kiến thức tới học sinh", ông Viên nói.

Công tác xã hội hóa giáo dục được ngành giáo dục huyện Sông Mã huy động sự vào cuộc của các phòng, ban, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị, doanh nghiệp của huyện, ở trong và ngoài tỉnh cùng chung tay, đóng góp xây dựng trường, lớp học, bếp ăn bán trú và các công trình phụ trợ khác.

Anh Quàng Văn Thăng, Bí thư Huyện đoàn Sông Mã cho hay: "Từ năm 2020 đến nay, chúng tôi đã phối hợp với phòng GD&ĐT huyện huy động nguồn xã hội hóa từ các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh với tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng. Huy động người dân, đoàn viên thanh niên đóng góp 1.500 ngày công xây dựng 29 điểm trường trên địa bàn huyện. Các công trình được xây dựng khang trang, sạch, đẹp, thay thế nhà, lớp học cũ đã xuống cấp, giúp giáo viên, học sinh tại các điểm trường yên tâm giảng dạy và học tập".

Học sinh ở huyện Sông Mã yên tâm học tập và rèn luyện trong cơ sở vật chất khang trang.

Học sinh ở huyện Sông Mã yên tâm học tập và rèn luyện trong cơ sở vật chất khang trang.

Các trường học được xây dựng kiên cố và khang trang

Từ năm 2020 đến nay, nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục các trường học trên địa bàn huyện Sông Mã đã tiếp nhận nhiều nguồn tài trợ, viện trợ để xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy học, với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng mới 147 phòng học, 37 phòng công vụ, 48 phòng vệ sinh và nhiều công trình phụ trợ khác.

Cùng với đó, phòng GD&ĐT huyện Sông Mã còn đẩy mạnh phát triển nhanh các trường ngoài công lập, giúp học sinh với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau có cơ hội học tập, rèn luyện tốt hơn. Hiện nay, huyện có 4 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu dạy, học cho gần 200 trẻ. Sự phát triển của các trường ngoài công lập, góp phần giảm tải cho các trường công lập trong tỉnh khi số học sinh hàng năm tăng nhanh.

Theo ông Viên, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sông Mã cho hay: Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa, đến nay cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn huyện Sông Mã đã được đầu tư kiên cố, khang trang. Huyện có 48/50 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số phòng học kiên cố, bán kiên cố; các phòng chức năng, bộ môn, phòng ở nội trú, bán trú cho học sinh, phòng công vụ cho giáo viên, phòng thư viện, bếp ăn bán trú được đầu tư xây dựng.

Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến tích cực; tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ngày càng tăng; trẻ mẫu giáo ra lớp chiếm 99,9%; 100% số trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; có 9/19 xã được công nhận đạt chuẩn mức độ 3 về phổ cập giáo dục tiểu học; 12/19 xã đạt mức độ 2 về phổ cập giáo dục THCS; 7/19 xã, thị trấn đạt mức độ 3.

Khuôn viên trường học thoáng mát, sạch sẽ giúp các em yên tâm học tập.

Khuôn viên trường học thoáng mát, sạch sẽ giúp các em yên tâm học tập.

Cô Lò Thị Hà, Hiệu trưởng trường Mầm non Anh Đào, xã Chiềng Sơ chia sẻ: Nhà trường có 23 phòng học kiên cố, bán kiên cố, các phòng chức năng, nhà bán trú, phòng máy tính, thiết bị dạy học, dụng cụ phục vụ công tác bán trú, thiết bị y tế và các công trình phụ trợ khác... Từ năm 2022 đến nay, nhà trường đã vận động xã hội hóa giáo dục được tổng trị giá trên 1 tỷ đồng, riêng phụ huynh học sinh ủng hộ hơn 80 triệu đồng.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã, phụ huynh, các tổ chức đoàn thể đóng góp vật liệu, ngày công lao động đổ bê tông sân trường trung tâm và điểm trường lẻ, trồng cây xanh, hệ thống vườn hoa, cây cảnh, ghế đá..., giúp nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trước kế hoạch.

Hoạt động xã hội hóa giáo dục ở huyện Sông Mã đã tạo chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất, trường, lớp ngày càng khang trang, công tác dạy và học có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.