Huy động tối đa mọi nguồn lực giúp người nghèo ổn định đời sống

GD&TĐ - Cùng với đẩy mạnh phát triển KT-XH, Vĩnh Phúc đã huy động tối đa mọi nguồn lực, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiệu quả.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình ông Kiều Kim Tới ở thôn Ngọc Bật, xã Cao Phong, huyện Sông Lô đã đầu tư phát triển chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Kim Ly
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình ông Kiều Kim Tới ở thôn Ngọc Bật, xã Cao Phong, huyện Sông Lô đã đầu tư phát triển chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Kim Ly

Qua đó, tạo điều kiện giúp hộ nghèo từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu. Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 0,99%, vượt mục tiêu giảm nghèo đến năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Chính sách thiết thực

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo trên cả 3 mặt: Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng (y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở...); hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, bảo đảm việc làm; phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các địa phương, nhất là các xã khu vực nông thôn khó khăn, xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Các chính sách được ban hành phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền, điều kiện thực tiễn của tỉnh, có tính đột phá riêng, diện bao phủ ngày càng mở rộng, nhất là đối với đối tượng cận nghèo, mới thoát nghèo.

Hằng năm, UBND các cấp đều xây dựng kế hoạch giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, bố trí nguồn vốn đối ứng từ nguồn ngân sách của địa phương và chủ động huy động thêm các nguồn lực khác nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu giảm nghèo; thường xuyên quản lý diễn biến hộ nghèo, nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo, thiếu hụt các chỉ số của từng hộ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh tới người dân; gắn chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng NTM, xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện hiệu quả

Trưởng Phòng Bảo trợ xã hội và trẻ em, Sở LĐ-TB&XH Vĩnh Phúc Vũ Anh Nam cho biết: "Nhằm nâng cao phúc lợi cho người nghèo, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đặc biệt, Vĩnh Phúc là 1 trong 4 tỉnh, thành phố trên cả nước ban hành chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù nhằm hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ không có khả năng thoát nghèo sớm ổn định cuộc sống đó là Nghị quyết số 14 của HĐND tỉnh.

Mô hình nuôi cá tầm của gia đình chị Hằng (xã Đồng Quế, huyện Sông Lô) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Anh Phương

Mô hình nuôi cá tầm của gia đình chị Hằng (xã Đồng Quế, huyện Sông Lô) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Anh Phương

Đến nay, đã có hơn 1.000 lượt đối tượng thuộc hộ không có khả năng thoát nghèo được thụ hưởng chính sách với tổng số tiền hỗ trợ hơn 17 tỷ đồng. Mức chuẩn trợ giúp xã hội của tỉnh hiện nay cao hơn 1,24 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội do Trung ương quy định và nằm trong 4 tỉnh, thành phố có mức chuẩn trợ giúp xã hội cao nhất cả nước.

Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền tỉnh đối với các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo".

Hằng năm, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức ký cam kết giữa Ngân hàng CSXH tỉnh với UBND các huyện, thành phố về mục tiêu giảm nghèo gắn với thực hiện chính sách tín dụng, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng CSXH Vĩnh Phúc đã giải ngân cho hơn 700 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn với tổng số tiền gần 61 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh là hơn 1.074 tỷ đồng, cho hơn 16.000 hộ vay.

Cùng với đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ đóng 100% bảo hiểm y tế cho người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn; hàng nghìn lượt người thuộc đối tượng chính sách được khám, cấp thuốc miễn phí, miễn, giảm viện phí…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc Bùi Hữu Hưng cho biết: "Hưởng ứng phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, cùng với ngân sách nhà nước, Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội.

Trong 2 năm (2021-2022), Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên đã vận động hỗ trợ hơn 62.000 suất quà và hơn 215 tấn gạo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng.

Cùng với đó, từ năm 2016 đến nay, Ban Thường trực Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã phân bổ số tiền hơn 100 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng hơn 1.900 nhà đại đoàn kết và thực hiện các chương trình an sinh xã hội khác cho người nghèo, tạo tiền đề cơ bản để các hộ nghèo sớm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo".

Với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 0,99%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ước giảm còn 0,7%. Toàn tỉnh không còn xã nghèo; không còn hộ nghèo là đối tượng chính sách, người có công; 100% địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Để các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian tới, Vĩnh Phúc tiếp tục tập trung nguồn lực, tổ chức thực hiện lồng ghép các dự án, chính sách, chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển KT-XH, chương trình xây dựng NTM; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức vươn lên của người nghèo; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ nghèo, người nghèo, bảo đảm công khai, đầy đủ, kịp thời…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.