Hút thuốc có thể làm rụng đầu nhũ hoa, bào mòn vỏ não

Những người hút nhiều thuốc, lưu lượng máu cung cấp cho các hoạt động của cơ thể không đủ thì các tĩnh mạch nhỏ nhất thường bị vô hiệu hóa.

Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại.
Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại.

Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin.

Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. 

Trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể.

Các nhà khoa học đã chứng minh thuốc lá là tác nhân phát triển một số bệnh ung thư, tim mạch, nhiễm trùng và trầm cảm. Quá trình hút thuốc sẽ làm các hóa chất độc hại và kim loại nặng xâm nhập, phá hoại cơ thể theo thời gian.

Như chúng ta đã biết, thuốc lá giết chết đến một nửa số người sử dụng nó. Chất nicotine trong thuốc lá và monoxide carbon chứa trong khói thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nếu lượng máu lưu thông đến một bộ phận nào đó của cơ thể bị giảm đi hoặc dừng lại, phần cơ thể đó sẽ chết.

Anthony Youn là một bác sĩ giải phẫu giỏi ở vùng Metro Detroit, nước Mỹ. Ông nổi tiếng với tác phẩm In Stitches (Trong vết khâu) – một hồi ký khôi hài về chuyện thời mới lớn của chính ông, một cậu bé người Mỹ gốc Á lớn lên và trở thành bác sĩ.

Anthony cho biết: “Những người hút thuốc và đã trải qua phẫu thuật nâng ngực có nguy cơ bị rụng đầu "nhũ hoa" rất lớn. Tôi đã từng gặp những trường hợp như thế”.

Giải thích về sự “rơi rụng” này, ông viết: “Theo cơ chế trao đổi chất trong cơ thể, ở những người hút nhiều thuốc, lưu lượng máu cung cấp cho các hoạt động của cơ thể không đủ thì các tĩnh mạch nhỏ nhất thường bị vô hiệu hóa.

Các tĩnh mạch này sẽ chuyển dần sang màu tía, sau đó tím bầm rồi đen sẫm lại. Đó là khi chúng ta biết được một phần cơ thể – như ngón chân, ngón tay, hay núm vú – đã chết."

Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng làm mòn não vỏ của bạn.

Theo Hội đồng Nghiên cứu và Giáo dục Scotland (SCRE). Khi tiến hành nghiên cứu với những người có thói quen hút thuốc lá đã sử dụng số liệu về sức khỏe thu được trong giai đoạn gần đây qua các khảo sát, và dữ liệu phân tích từ kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy tình trạng vỏ não hiện nay của những người tham gia nghiên cứu.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng những người đang hoặc đã từng hút thuốc, ở tuổi 73, rất nhiều vùng trên vỏ não trở nên mỏng hơn những người không hút thuốc. 

Những người dừng hút thuốc dường như đang phục hồi dần những vùng vỏ não bị mòn qua từng năm”, theo trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Y khoa Sherif Karama, hiện là PGS Tâm thần học tại ĐH McGill, Viện ĐH Sức khỏe Thần kinh Douglas.

“Tuy nhiên, phải mất khoảng 25 năm để hoàn tất việc phục hồi các vùng vỏ não bị tổn thương ở những người này”, các nhà nghiên cứu cho biết. 

“Mặc dù vỏ não bị mỏng đi một cách tự nhiên khi tuổi càng cao, dữ liệu của chúng tôi cho thấy việc hút thuốc có liên quan đến việc làm tăng tốc quá trình bào mòn đó, như một dấu hiệu sinh học cho việc suy giảm khả năng nhận thức ở người trưởng thành. Mặt khác, quá trình phục hồi vỏ não có diễn ra, nhưng với tốc độ rất chậm”.

“Những người hút thuốc nên được cung cấp thông tin rằng thuốc lá có thể thúc đẩy quá trình bào mòn vỏ não, là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nhận thức. Sự mỏng vỏ não dường như còn kéo dài nhiều năm sau khi ngừng hút thuốc”, TS. Karama cho biết.

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ