Nó có thể khiến người hút thuốc ăn ít hơn 152 calo so với những người đang cai thuốc. Điều này có thể do ảnh hưởng của hút thuốc lên hàm lượng hoóc- môn ghrelin, loại hoóc- môn gây đói.
Theo tác giả chính của nghiên cứu Konstantina Zachari từ ĐH Harokopio, Athen, Hy Lạp, nghiên cứu này cho thấy hút thuốc có thể có ảnh hưởng cấp tính lên việc hấp thu năng lượng thông qua việc làm thay đổi hàm lượng ghrelin. Ngược lại, ngừng hút thuốc lá cũng có thể dẫn tới béo phì.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng trẻ vị thành niên, đặc biệt là các em gái có thể bắt đầu và tiếp tục hút thuốc để kiểm soát cân nặng, điều này làm tăng thêm niềm tin rằng hút thuốc điều chỉnh cân nặng cơ thể sau khi những người hút thuốc vị thành niên bước vào tuổi trưởng thành.
Việc tăng cân sau khi cai thuốc (với trung bình cân nặng tăng khoảng 5 tới 10kg) là yếu tố quan trọng khiến người cai thuốc nhất là phụ nữ từ bỏ việc cai thuốc, và đây là lý do phổ biến gây tái hút.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, khả năng hấp thu thức ăn và tốc độ chuyển hóa cơ bản sau cai thuốc tăng có thể là nguyên nhân chính gây tăng cân.
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động cấp của hút thuốc và việc bỏ thuốc lên khả năng hấp thu thức ăn, cảm xúc và các hoóc- môn có liên quan tới thèm ăn.
Trong nghiên cứu này, 14 nam giới khỏe mạnh tham gia vào hai thử nghiệm sau khi nhịn hút thuốc lá và thức ăn qua đêm. Thử nghiệm đầu tiên bao gồm những người hút hai điếu thuốc và thử nghiệm thứ hai trên nhóm đối chứng, những người chỉ cầm điếu thuốc như đang hút nhưng không châm lửa.
Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Quốc tế của Hội Hô hấp châu Âu năm 2016 được tổ chức tại London.