Hungary bị đe dọa rời khỏi Khu vực Schengen

GD&TĐ -Ba Lan đã cảnh báo khả năng trục xuất Hungary khỏi Khu vực Schengen vì nới lỏng thị thực với người Nga.

Ông Donald Tusk (phải) và Thủ tướng Hungary Donald Tusk (trái).
Ông Donald Tusk (phải) và Thủ tướng Hungary Donald Tusk (trái).

RT đưa tin, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cuối tuần này đã cảnh báo về tương lai u ám khi đề nghị khả năng trục xuất Hungary khỏi Khu vực Schengen, khối 27 quốc gia "không biên giới", cho phép đi lại tự do giữa các vùng lãnh thổ.

Ông Tusk coi đây là một biện pháp thể hiện hình phạt sau khi Budapest nới lỏng các quy định nhập cảnh đối với người Nga.

Tháng trước, Budapest đã mở rộng chế độ thị thực đặc biệt của mình – hệ thống Thẻ quốc gia – để bao gồm công dân Nga và Belarus. Chương trình này cho phép người nước ngoài làm việc tại Hungary trong tối đa hai năm và mở đường cho họ nộp đơn xin thường trú.

Các quan chức châu Âu lo ngại kế hoạch của Budapest sẽ có thể giúp "gián điệp Nga" dễ dàng xâm nhập vào khối hơn.

Đầu tuần này, một nhóm gồm 67 thành viên của Nghị viện EU đã gửi một lá thư chính thức tới Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, yêu cầu Hungary phải bị trừng phạt nếu từ chối thay đổi chính sách thị thực.

Một trong những người ký tên, nghị sĩ Phần Lan Tytti Tuppurainen, đã đề xuất áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới với Hungary và cuối cùng là loại nước này khỏi Khu vực Schengen nếu các yêu cầu về thị thực mới của nước này không được sửa đổi.

Thủ tướng Ba Lan cho rằng: "Việc loại trừ khỏi Khu vực Schengen thực chất là bước mở đầu cho việc loại trừ khỏi EU", đồng thời cho rằng biện pháp này là mạnh tay không cần thiết.

"Tôi rất cẩn thận với điều này... Tôi đã nỗ lực rất nhiều để loại bỏ [Thủ tướng Hungary] Viktor Orban và đảng của ông ta khỏi nhóm quốc tế... nhưng tôi sẽ cẩn thận với các động thái trục xuất các quốc gia khỏi EU" - ông Donald Tusk nhận xét.

Thủ tướng Ba Lan nói rằng, quyết định thị thực của Hungary "thoạt nhìn đã vi phạm các điều khoản luật pháp châu Âu", cùng với đó ông cũng cảnh báo về "các rủi ro liên quan đến an ninh khối Schengen".

Ông Donald Tusk lưu ý rằng Hungary không phải là quốc gia EU duy nhất cấp thị thực cho người Belarus và người Nga, vì vậy việc trừng phạt sẽ không ngăn cản họ nhập cảnh vào khối.

Hiện Brussels đã yêu cầu Budapest chính thức giải thích về các quyết định về thị thực của người Nga và Belarus. EU dự kiến sẽ giải quyết vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10.

Ba Lan là nước ủng hộ chính của Kiev trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine, gửi viện trợ quân sự và đóng vai trò là trung tâm cung cấp vũ khí cho phương Tây. Trong khi đó, Hungary đã phản đối việc tài trợ và cung cấp vũ khí cho Kiev.

Orban đã kêu gọi một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột, và đã bắt đầu cái mà ông gọi là "sứ mệnh hòa bình" của Ukraine vào tháng trước, tổ chức các cuộc đàm phán với Kiev và Moscow để thúc giục họ đàm phán.

Chuyến thăm của ông Orban bao gồm cả cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ trong EU, với một số thành viên kêu gọi hủy bỏ chức chủ tịch luân phiên EU mà Hungary hiện đang nắm giữ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Ngày xưa đi học

GD&TĐ - Chỉ nghĩ thôi mà những kỷ niệm ngày xưa ùa về. Trong thoáng chốc, dường như tôi thấy mình là một cô gái nhỏ ngày đầu được mẹ dắt đến trường...